Soạn giáo án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC, AN NINH TOÀN CẦU
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được một số tổ chức khu vực và quốc tế: Liên hợp quốc (UN), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
- Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ Địa lí học (tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ đề nghiên cứu; sử dụng được tranh, ảnh địa lí đề hiểu được: một số tổ chức khu vực và quốc tế, một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay; xây dựng được bảng so sánh các tổ chức quốc tế và khu vực theo các tiêu chí khác nhau); khai thác internet phục vụ môn học.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tìm kiếm thông tin đề cập nhật về các tổ chức khu vực và quốc tế và các vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay).
- Phẩm chất
- Hiểu được sự cần thiết và ý nghĩa của việc bảo vệ hòa bình trên thế giới.
- Biết được vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực để từ đó thêm tự hào và thêm yêu quê hương đất nước.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số tranh ảnh/video về các tổ chức khu vực và quốc tế, các vấn đề an ninh toàn cầu.
- Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
- Đường link một số trang web để HS tìm dữ liệu
+https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/to-chuc-quoc-te
+ Trang web của UN, WTO, IME, APEC...
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết về tổ chức khu vực và quốc tế, các vấn đề an ninh toàn cầu, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- Cách chơi:
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội thực hiện một nhiệm vụ: Kể tên tổ chức khu vực và quốc tế, các vấn đề an ninh toàn cầu.
+ Trong vòng 1 phút, đội nào kể được nhiều và đúng hơn thì đội đó thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chơi trò chơi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS các đội tham gia trò chơi
VD: Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, APEC, IMF,…
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Để đảm bảo một nền hòa bình trên thế giới và nhằm điều tiết, giám sát, thúc đẩy hoạt động kinh tế toàn cầu và khu vực, các nước đã hình thành các tổ chức quốc tế và khu vực. Vậy các tổ chức này có vị trí và vai trò như thế nào? Các vấn đề an ninh toàn cầu mà thế giới phải đối mặt hiện nay là gì? chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Một số tổ chức quốc tế và khu vực
- Mục tiêu: Trình bày được một số tổ chức khu vực và quốc tế: Liên hợp quốc (UN), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
- Nội dung: GV cho HS tìm hiểu một số tổ chức khu vực và quốc tế.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số tổ chức khu vực và quốc tế.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép, thực hiện nhiệm vụ: Vòng 1: Nhóm chuyên gia + Nhóm 1: Nêu năm thành lập, số thành viên, tôn chỉ hoạt động và mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc (UN) https://www.youtube.com/watch?v=ttCCLl0pa7o + Nhóm 2: Nêu năm thành lập, số thành viên, tôn chỉ hoạt động và mục tiêu hoạt động của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) https://www.youtube.com/watch?v=4H-0uBiEEKc + Nhóm 3: Nêu năm thành lập, số thành viên, tôn chỉ hoạt động và mục tiêu hoạt động của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) https://www.youtube.com/watch?v=cfnkF_JG65A + Nhóm 4: Nêu năm thành lập, số thành viên, tôn chỉ hoạt động và mục tiêu hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương https://www.youtube.com/watch?v=7CHER465afE Vòng 2: Nhóm mảnh ghép: - Hình thành 4 nhóm mới là nhóm mảnh ghép. - Thành viên trao đổi thông tin trong nhóm chuyên gia cho các bạn trong nhóm và hoàn thành Phiếu học tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thông tin các trang web, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Một số tổ chức quốc tế và khu vực Phiếu học tập số 1 trình bày dưới Hoạt động 1. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm:…….. | ||||
Tên tổ chức | Năm thành lập | số thành viên | Tôn chỉ hoạt động | Mục tiêu hoạt động |
Liên hợp quốc (UN) | 1945 | 193 | Bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững | - Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. - Giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo. - Xây dựng UN là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung. |
Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) | 1995 | 164 | thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. | - Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường. - Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên. - Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu. |
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) | 1944 | 190 | Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo trên toàn thế giới. | - Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn. - Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế – hệ thống tỉ giá và hệ thống Thanh toán toàn cầu. |
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương | 1989 | 21 | Thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. | - Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực. - Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á – Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác. - Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa – dịch vụ, vốn và công nghệ |
Hoạt động 2: An ninh toàn cầu và bảo vệ hòa bình trên thế giới
- Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình
- Nội dung: GV cho HS tìm hiểu một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
- Tổ chức hoạt động:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều