Soạn giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo Bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ 8 Bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 6. TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
(4 Tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Trình bày được nội dung cơ bản của truyền và biến đổi chuyển động; cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
- Tháo lắp và tính toán được tỉ số truyền của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về truyền và biến đổi chuyển động vào các tình huống thực tiễn.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản; biết chủ động và gương mẫu hoàn thành việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề về chủ đề truyền và biến đổi chuyển động; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực công nghệ:
- Nhận thức công nghệ: Tóm tắt được các kiến thức, kĩ năng cơ bản, các quy trình kĩ thuật về truyền và biến đổi chuyển động.
- Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được các thuật ngữ chuyên dụng về truyền và biến đổi chuyển động.
- Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá được hiệu quả của các bộ truyền động.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về truyền và biến đổi chuyển động vào học tập và thực tiễn.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học:
- Sử dụng nhóm phương pháp dựa trên học tập trải nghiệm làm chủ đạo.
- Sử dụng phương pháp dạy học thực hành.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hóa người học.
- Thiết bị dạy học:
- Đối với GV:
- SGK, SBT, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học: một số tranh ảnh hoặc mô hình các cơ cấu truyền và biến đổi và chuyển động.
- Chuẩn bị thực hành: mô hình các bộ truyền động, thước lá, thước cặp, tua vít, mỏ lết,...
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với HS:
- SGK, SBT, vở ghi.
- Thước lá, thước cặp, tua vít, mỏ lết,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
- b) Nội dung: HS lắng nghe GV trình chiếu hình ảnh sản phẩm và câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát Hình 5.1 và nêu câu hỏi: Khi động cơ điện ở Hình 6.1 hoạt động, chuyển động quay của trục động cơ sẽ truyền đến các bộ phận khác của máy móc và biến đổi dạng chuyển động như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- HS đưa ra nhận định ban đầu:
+ Khi động cơ điện ở Hình 6.1 hoạt động, chuyển động quay của trục động cơ sẽ truyền đến làm bánh đai quay, thông qua dây đai, bánh còn lại sẽ quay theo.
+ Biến đổi dạng chuyển động quay.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Để hiểu rõ được nội dung cơ bản của truyền và biến đổi chuyển động cũng như cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài học ngày hôm nay - Bài 6. Truyền và biến đổi chuyển động.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về truyền chuyển động
- a) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết:
- Giới thiệu sự truyền chuyển động giữa các bộ phận của máy móc, thiết bị cơ khí.
- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của bộ truyền động ăn khớp.
- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của bộ truyền động đai.
- b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nguyên nhân, các bộ phận truyền chuyển động của máy móc, thiết bị cơ khí.
- HS trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và tỉ số truyền của bộ truyền động ăn khớp.
- HS trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và tỉ số truyền của bộ truyền động đai.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về:
- Nguyên nhân và các bộ phận truyền chuyển động của máy móc, thiết bị.
- Cấu tạo, nguyên lí làm việc của bộ truyền chuyển động ăn khớp.
- Cấu tạo, nguyên lí làm việc của bộ truyền chuyển động đai.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Truyền chuyển động Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 6.2 và trả lời câu hỏi: Mô tả quá trình truyền chuyển động xe đạp của con người đến các bộ phận giúp xe chạy được. - GV dẫn dắt để HS nhận thấy vị trí cách xa nhanh giữa nguồn dẫn động (bàn đạp – đĩa xích) và bộ phận nhận chuyển động: líp – bánh xe. - GV giới thiệu cho HS nhận biết tốc độ khác nhau giữa bộ phận dẫn động và bộ phận chuyển động. - GV giúp HS nêu được lí do có hoạt động truyền chuyển động giữa các bộ phận trong máy móc thiết bị. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao trong các loại xe đạp thể thao, bộ phận líp thường gồm nhiều đĩa xích lớn khác nhau? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Khám phá. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 2 Khám phá SGV trang 43: + Để giảm lực đạp hoặc tăng tốc ở những nơi có địa hình khác nhau. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Các bộ phận của máy thường nằm cách xa nhau và có tốc độ chuyển động khác nhau, do đó cần có cơ cấu truyền chuyển động để hệ thống hoạt động theo yêu cầu. | 1. Truyền chuyển động Trả lời câu hỏi 1 Khám phá SHS trang 43: - Quá trình truyền chuyển động đạp xe của con người đến các bộ phận giúp xe chạy được: Con người tác động lên bàn đạp, truyền đến đĩa xích, thông qua dây xích, truyền đến líp làm quay bánh xe sau. |
Nhiệm vụ 2: Truyền chuyển động ăn khớp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát mô hình kết hợp Hình 6.3 và trả lời câu hỏi: Mô tả cấu tạo của bộ truyền chuyển động bánh răng và truyền động xích: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các răng của bánh dẫn và bánh bị dẫn trong truyền động bánh răng cần đáp ứng yêu cầu gì để chúng ăn khớp với nhau? - GV giải thích về khoảng cách giữa 2 răng kề nhau trên bánh răng: bước răng của bánh răng. - GV cho HS quan sát video về hoạt động của bộ truyền động ăn khớp và cho biết: Nguyên lí làm việc của bộ truyền động ăn khớp. https://youtu.be/CxIGtmxkkhE - GV giới thiệu tỉ số truyền của bộ truyền động ăn khớp, cho HS thấy được: Tùy theo số răng trên bánh răng mà tốc độ quay của bánh bị dẫn có thể thay đổi so với bánh dẫn. - GV yêu cầu HS so sánh truyền động xích và truyền động bánh răng. - GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp trong thực tế và yêu cầu HS: Kể thêm các ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp. Truyền chuyển động ăn khớp xe đạp - GV yêu cầu HS đọc thông tin mở rộng SHS tr.44: Truyền động bánh răng côn. - GV dẫn dắt HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1.1. Truyền chuyển động ăn khớp - Cấu tạo: gồm một cặp bánh răng (truyền động bánh răng) hoặc đĩa xích (truyền động xích) ăn khớp với nhau và truyền chuyển động cho nhau. - Nguyên lí: Khi bánh dẫn 1 (có Z1 răng) quay với tốc độ n1 (vòng/phút) làm cho bánh bị dẫn 2 (có Z2 răng) quay với tốc độ n2 (vòng/phút). |
Nhiệm vụ 2: Truyền chuyển động đai Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát mô hình kết hợp Hình 6.5 và trả lời câu hỏi: Mô tả cấu tạo của bộ truyền chuyển động bánh răng và truyền đai: - GV yêu cầu HS so sánh truyền động đai và truyền động xích. - GV phân tích đặc điểm của bộ truyền động đai, cho HS thấy được: Có thể thay đổi khoảng cách giữa các trục. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mô tả nguyên lí làm việc của bộ truyền động đai. - GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng của bộ truyền động đai trong thực tế: Bộ truyền đai bản V-belt Bộ truyền đai đồng bộ (đai răng) Bộ truyền đai có rãnh hoặc dạng Poly V-Belt - GV dẫn dắt HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi Khám phá 3, 4 SGK trang 31. - HS lắng nghe GV giới thiệu các hợp kim màu. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1.2. Truyền động đai - Cấu tạo: gồm một cặp bánh đai truyền chuyển động cho nhau thông qua dây đai. - Nguyên lí: Khi bánh dẫn 1 (có đường kính D1) quay với tốc độ n1 (vòng/phút) làm cho bánh bị dẫn 2 (có đường kính D2) quay với tốc độ n2 (vòng/phút). |
THÔNG TIN GIÁO ÁN
- Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
- Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
- Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau
Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:
- Giáo án word: Nhận đủ cả năm
- Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án điện tử âm nhạc 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2