Soạn giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo Bài 4: Vật liệu cơ khí
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ 8 bài 4: Vật liệu cơ khí sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 4. VẬT LIỆU CƠ KHÍ
(2 Tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được một số vật liệu thông dụng.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập; vận dụng kiến thức, kĩ năng về vật liệu cơ khí vào thực tiễn.
- Tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu về vật liệu cơ khí; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày và thảo luận những vấn đề đơn giản; biết chủ động hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
Năng lực công nghệ:
- Nhận thức công nghệ: Tóm tắt được các kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật liệu cơ khí.
- Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được các thuật ngữ chuyên dụng về vật liệu cơ khí.
- Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá các tính chất của vật liệu cơ khí.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao.
- Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học:
- Sử dụng nhóm phương pháp dựa trên học tập trải nghiệm làm chủ đạo.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hóa người học.
- Thiết bị dạy học:
- Đối với GV:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Các mẫu vật liệu cơ khí, một số sản phẩm và hình ảnh sản phẩm được chế tạo từ các loại vật liệu cơ khí vật dụng.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu vật liệu cơ khí.
- b) Nội dung: HS lắng nghe GV trình chiếu hình ảnh sản phẩm và câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát Hình 4.1 và nêu câu hỏi: Vì sao nhà sản xuất sử dụng những vật liệu khác nhau cho các chi tiết khác nhau của chiếc xe đạp địa hình như ở Hình 4.1?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- HS đưa ra nhận định ban đầu: Vì mỗi loại vật liệu có tính chất khác nhau, có mỗi loại lại phù hợp với yêu cầu của một chi tiết nên cần sử dụng các loại vật liệu khác nhau để tạo ra chiếc xe đạp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại - Bài 4. Vật liệu cơ khí.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu vật liệu kim loại
- a) Mục tiêu: HS nhận biết một số vật liệu kim loại thông dụng.
- b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 1 SGK, trả lời các câu hỏi Khám phá để tìm hiểu nội dung vật liệu kim loại.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vật liệu kim loại.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||
Nhiệm vụ 1: Kim loại đen Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS xem Hình 4.2 và trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá 1, 2 SGK trang 30: + Các sản phẩm được chế tạo từ kim loại đen trong Hình 4.2 có đặc điểm như thế nào? + Nên chọn loại vật liệu nào để chế tạo những chi tiết chịu lực tốt như khung xe máy? - GV gợi mở để HS quan sát màu sắc của sản phẩm (Đen, xám đen), sờ vào sản phẩm để nhận biết đặc điểm của kim loại đen. - GV sử dụng nam châm, bật lửa,... để xác định tính chất của kim loại đen: từ tính, tính nóng chảy, độ cứng chắc,... - GV mở rộng kiến thức cho HS, giới thiệu gang và thép và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Phân biệt gang và thép dựa vào tiêu chí nào? - GV đặt câu hỏi để HS tóm tắt nội dung cần ghi nhớ: + Thành phần chính của kim loại đen là gì? + Kim loại đen gồm mấy loại? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi Khám phá 1, 2 SGK trang 31. - HS lắng nghe GV giới thiệu các phần mềm hỗ trợ người dùng thiết kế các bản vẽ kĩ thuật. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi mục . - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời đại diện 1 -2 HS trả lời câu hỏi Khám phá. - HS trả lời câu hỏi mở rộng: Phân biệt gang và thép dựa vào tiêu chí: + Tỉ lệ thành phần carbon. + Đặc tính. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Vật liệu kim loại 1.1. Kim loại đen - Đặc điểm kim loại đen: màu đen, xám đen, xám trắng; cứng chắc. - Chọn vật liệu: kim loại đen để chế tạo những chi tiết chịu lực tốt như khung xe máy. - Thành phần chính: + Kim loại đen có thành phần chính là sắt và carbon. + Tỉ lệ carbon càng cao thì vật liệu càng cứng. - Kim loại đen có 2 loại chính: + Thép (tỉ lệ carbon ≤ 2,14%). + Gang (tỉ lệ carbon > 2,14%).
| ||||
Nhiệm vụ 2: Kim loại màu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS chia thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV cho HS xem Hình 4.3 và trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá 3, 4 SGK trang 31: + Theo em, nhà sản xuất dựa vào đặc tính nào của kim loại màu để sản xuất các sản phẩm trong Hình 4.3? + Nêu tên một số sản phẩm thông dụng trong đời sống được làm bằng kim loại màu? - GV gợi mở, phân tích từng sản phẩm để phát hiện đặc tính của vật liệu chế tạo ra sản phẩm. - GV giới thiệu thêm các hợp kim màu:
- GV đặt câu hỏi để HS tóm tắt nội dung cần ghi nhớ: + Khái niệm kim loại màu? + Đặc điểm của kim loại màu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi Khám phá 3, 4 SGK trang 31. - HS lắng nghe GV giới thiệu các hợp kim màu. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1.2. Kim loại màu - Nhà sản xuất dựa vào đặc tính: + Hình hộp đựng thực phẩm: tính dễ dát mỏng. + Hình lõi dây điện: tính dẫn điện. + Hình lò xo: tính dẻo, dễ uốn cong. + Hình nồi: tính dẫn nhiệt. - Một số sản phẩm: vòng, nhẫn vàng/ bạc; xoong, nồi, chảo; lõi dây điện; hộp đựng thực phẩm;... - Khái niệm: Kim loại màu là các loại kim loại trong thành phần không chứa sắt. - Đặc điểm: Kim loại màu có đặc tính: chống ăn mòn; dế gia công; dẫn điện, dẫn nhiệt tốt;... và không có độ bền cao như kim loại đen. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu vật liệu phi kim loại
- a) Mục tiêu: HS nhận biết một số vật liệu phi kim loại thông dụng.
- b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 2 SGK, trả lời các câu hỏi Khám phá để tìm hiểu nội dung vật liệu phi kim loại.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vật liệu phi kim loại.
- d) Tổ chức thực hiện:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác