Soạn giáo án buổi 2 Toán 8 CTST bài 2: Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Toán 8 bài 2: Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ

BÀI 2: LỰA CHỌN DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỂ BIỂU DIỄN DỮ LIỆU

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức, kĩ năng

Sau bài học này, HS sẽ:

Ôn lại và củng cố kiến thức về lựa chọn dạng biểu đồ biểu diễn dữ liệu:

  • Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ thích hợp.
  • So sánh được các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.
  • Mô tả được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, trao đổi, thống nhất ý kiến trong nhóm đề hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Tư duy và lập luận toán học: phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và các phương pháp đã học, từ đó áp dụng kiến thức đã học để lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp biểu diễn dữ liệu.
  • Mô hình hóa toán học: vận dụng các tính chất của các loại biểu đồ để chuyển được dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.
  • Sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
  1. Về phẩm chất
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm.
  • Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
  • Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.

 Phát triển tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Vở, nháp, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV chia 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, GV yêu cầu 4 nhóm ghép các cặp trong bảng sau

Mục đích biểu diễn dữ liệu

Loại biểu đồ

1. Thể hiện tỉ lệ phần trăm của mỗi thành phần đối tượng so với toàn thể.

A. Biểu đồ cột kép

2. Sử dụng các chiều cao của các hình chữ nhật để biểu diễn số liệu.

B. Biểu đồ tranh

3. Muốn tại sự dễ hiểu, đơn giản và lôi cuốn.

C. Biều đồ hình quạt tròn

4. So sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.

D. Biểu đồ đoạn thẳng

5. Biểu diễn sự thay đổi số liệu của đối tượng theo thời gian.

E. Biểu đồ cột

Sau 3 phút hoàn thành, đội nào nhanh và chính xác nhất, đội đó giành chiến thắng.

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. a. Mục tiêu: HS nhắc lại và hiểu được phần lý thuyết của bài. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
  3. b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS nhắc lại phần kiến thức lí thuyết.
  4. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về mục đích loại biểu đồ biểu diễn diễn dự liệu và chuẩn kiến thức của GV.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu” trước khi thực hiện các phiếu bài tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

1. Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu

- Biểu đồ tranh: số liệu ở dạng đơn giản và muốn tạo sự lôi cuốn, thu hút bằng hình ảnh.

- Biểu đồ cột: số liệu phức tạp, số liệu lớn, sự sai khác giữa các số liệu cũng lớn và để thuận tiện cho việc so sánh,

- Biểu đồ cột kép: so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.

- Biểu đồ hình quạt tròn: biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng loại số liệu so với toàn thể.

- Biểu đồ đoạn thẳng: biểu diễn sự thay đổi số liệu của một đối tượng theo thời gian.

2. Các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu

- Một tập dữ liệu có thể biểu diễn dưới các dạng khác nhau. Chuyển dữ liệu giữa các dạng giúp công việc thuận lợi và đạt hiệu quả hơn.

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong bài “Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu” thông qua phiếu bài tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, thực hiện các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu bài tập.
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ: GV phát phiếu bài tập, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.

PHIẾU BÀI TẬP

Phương pháp giải:

- Biểu đồ tranh: số liệu ở dạng đơn giản và muốn tạo sự lôi cuốn, thu hút bằng hình ảnh.

- Biểu đồ cột: số liệu phức tạp, số liệu lớn, sự sai khác giữa các số liệu cũng lớn và để thuận tiện cho việc so sánh,

- Biểu đồ cột kép: so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.

- Biểu đồ hình quạt tròn: biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng loại số liệu so với toàn thể.

- Biểu đồ đoạn thẳng: biểu diễn sự thay đổi số liệu của một đối tượng theo thời gian.

Bài 1. Lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp để biểu diễn bảng thống kê tỉ lệ phần trăm số cây ăn quả nhà Mai

Loại cây ăn quả

Cây cam

Cây xoài

Cây táo

Cây mận

Cây Chanh

Phần trăm mỗi loại cây

18%

24%

10%

35%

13%

Bài 2. Lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp để biểu diễn bảng thống kê lượng mưa (đơn vị mm) ở Thành phố Bắc Ninh từ tháng 4 đến tháng 10 trong một năm

Tháng

4

5

6

7

8

9

10

Lượng mưa(mm)

48

114

162

204

225

164

80

Bài 3. Tỉ lệ tham gia câu lạc bộ thể thao của học sinh 8A và 8C được ghi lại trong bảng sau:

Câu lạc bộ thể thao

Bơi lội

Bóng rổ

Bóng chuyền

Đá bóng

Lớp 8A

12%

35%

38%

15%

Lớp 8C

30%

40%

10%

20%

So sánh tỉ lệ học sinh tham gia câu lạc bơi lội và bóng chuyền của hai lớp 8A và 8C

Bài 4. Tỉ lệ tham gia câu lạc bộ võ thuật của học sinh 8A và 8B được ghi lại trong bảng sau:

Câu lạc bộ võ thuật

Karate

Teakwondo

Judo

Vovinam

Lớp 8A

20%

30%

37%

13%

Lớp 8B

25%

45%

17%

13%

So sánh tỉ lệ học sinh tham gia câu lạc bộ Judo và Karate của hai lớp 8A và 8B

Bài 5. Tỉ lệ tham gia câu lạc bộ thể thao của học sinh 8A và 8C được ghi lại trong bảng sau:

Câu lạc bộ thể thao

Bơi lội

Bóng rổ

Bóng chuyền

Đá bóng

Lớp 8A

17%

30%

35%

18%

Lớp 8C

20%

40%

15%

25%

Tổng số học sinh tham gia bơi lội và bóng chuyền của lớp 8A bằng bao nhiêu phần trăm tổng số học sinh tham gia bơi lội và bóng chuyền của lớp 8C

Bài 6. Hãy chuyển dữ liệu từ bảng thống kê sang dạng biểu đồ cột và biểu đồ hình quạt tròn sau đây

Thời gian chạy (giây)

13

14

15

16

Số học sinh

4

5

8

3

Tỉ lệ phần trăm

20%

25%

40%

15%

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Toán 8 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Toán 8 chân trời bài 2: Lựa chọn dạng biểu đồ để, GA word buổi 2 Toán 8 ctst bài 2: Lựa chọn dạng biểu đồ để, giáo án buổi 2 Toán 8 chân trời sáng tạo bài 2: Lựa chọn dạng biểu đồ để

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI