Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Văn bản 1: Tôi có một giấc mơ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Bài 9 Văn bản 1: Tôi có một giấc mơ sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
ÔN TẬP BÀI 9: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
TIẾT : TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Tôi có một giấc mơ (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
- Luyện tập theo văn bản Tôi có một giấc mơ
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng biệt
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (tình huống truyện, chi tiết, nhân vật, hình ảnh, …); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,...) của tác phẩm
- Phẩm chất
- Sống có ước mơ hoài bão.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tôi có một giấc mơ
- Nội dung: GV tổ chức cho HS nêu suy nghĩ của mình về cuộc sống của người da đen
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những suy nghĩ về cuộc sống của người da đen
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em có hiểu biết gì về cuộc sống cũng như thân phận của người da đen? Hãy chia sẻ để mọi người được biết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày những hiểu biết của mình về cuộc sống của người da đen
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi ý:
+ Người Mỹ Da Đen đã phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc qua nhiều thế kỷ. Tuy thật sự đã có cải thiện, nạn kỳ thị chủng tộc vẫn tồn tại. Tình trạng này không chỉ dẫn đến nghèo đói, tội phạm và bạo lực không cần thiết mà còn làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ với các đối thủ kinh tế khác.
+ Hiện nay, cuộc xung đột sắc tộc giữa người da trắng và người da đen trên đất Mỹ vẫn luôn âm ỉ cháy và chỉ chực chờ những mồi lửa để được thổi bùng lên, và đào sâu thêm khoảng cách chủng tộc một cách đầy nghiệt ngã. Đơn cử như vụ việc xảy ra vào năm 2020 - cái chết của George Floyd đã làm dấy lên sự lo ngại về vấn nạn phân biệt chủng tộc trong lòng nước Mỹ
+ …
- GV dẫn dắt vào bài: Các em thân mến, ngày 28 tháng 8 năm 1963, Martin Luther King đọc bài diễn văn nổi tiếng “I Have a Dream” (Tạm dịch: Tôi có một giấc mơ) từ những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln tại Washington, D.C., trước 250.000 người ủng hộ phong trào đòi quyền công dân. Và cao trào của bài hùng biện là khi Martin Luther King bày tỏ giấc mơ về tự do và nhân quyền trước công chúng. “Tôi có một giấc mơ…”, những lời nói ấy đã đưa ông trở thành một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất đến nước Mỹ hiện đại, cùng với tổng thống Thomas Jefferson và tổng thống Abraham Lincoln. Vfa ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại văn bản hay nói cách khác là bài diễn văn mang tính lịch sử này
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Tôi có một giấc mơ (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Tôi có một giấc mơ
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Tôi có một giấc mơ và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về phần Kiến thức Ngữ văn và trả lời câu hỏi: - Trong chủ đề Văn bản nghị luận này chúng ta sẽ được tiếp cận với những văn bản nào? Thuộc thể loại gì? + Trình bày những hiểu biết của em về luận đề và các yếu tố bổ trợ trong văn nghị luận + Tác giả của “Tôi có một giấc mơ” là ai? Tác phẩm “Tôi có một giấc mơ” được ra đời trong hoàn cảnh nào Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Khái niệm bi kịch, các đặc trưng của bi kịch + Xuất xứ văn bản + … - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Tôi có một giấc mơ và trả lời các câu hỏi sau: + Thực trạng cuộc sống của người da đen được miêu tả như thế nào? + Trước thực trạng cuộc sống như vậy thì cuộc đấu tranh của người da đen diễn ra như thế nào? + Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ thể hiện thế nào? + Qua văn bản tác giả thể hiện tình cảm gì đối với nước Mỹ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới
Nhiệm vụ 3: Kết luận theo thể loại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: Từ nội dung văn bản “Tôi có một giấc mơ, em hãy rút ra đặc điểm của ngôn ngữ và kết cấu bố cục của văn bản Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Hiểu biết chung a. Giới thiệu bài học - Chủ đề Văn bản nghị luận bao gồm các văn bản nghị luận. Mỗi một tác phẩm chứa đựng những chủ đề tình cảm tác giả muốn gửi gắm. - Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:
b. Các khái niệm - Luận đề + Mỗi văn bản nghị luận thường có một luận đề bao trùm xuyên suốt. Trong văn bản luận đề có khi được tác giả cho hiển thị ở ngay nhan đề hay ở ngay phần mở đầu. Tuy nhiên cũng có trường hợp người đọc phải tự khái quát luận đề qua việc đọc toàn văn bản. + Từ luận đề người viết triển khai thành các luận điểm còn gọi là các ý. Các luận điểm có nhiệm vụ cụ thể hóa làm rõ các khía cạnh của luận đề. Trong mỗi bài nghị luận các luận điểm hợp thành một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau sắp xếp theo trật tự logic, không thể tùy tiện thay đổi. Các mối quan hệ có tính tầng bậc giữa luận đề với các luận điểm, giữa luận điểm với các lí lẽ và bằng chứng như vậy tạo nên cấu trúc đặc thù của văn bản nghị luận. – Yếu tố bổ trợ trong văn bản nghị luận + Trong văn bản nghị luận, bên cạnh lí lẽ và bằng chứng những yếu tố chính không thể thiếu- người viết còn có thể sử dụng thêm một số yếu tố bổ trợ. Để cung cấp thông tin cụ thể xác thực hiện tượng, vấn đề nghị luận người ta dùng yếu tố thuyết minh. Để giúp người đọc hình dung cụ thể hơn về một đối tượng nào đó liên quan đến nội dung nghị luận người ta dùng yếu tố miêu tả. + Cũng vậy yếu tố tự sự được sử dụng để kể câu chuyện làm bằng chứng củng cố cho lí lẽ, yếu tố biểu cảm được dùng để thể hiện cảm xúc của người viết, đồng thời tác động đến tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận. Những yếu tố bổ trợ như vậy nếu được sử dụng hợp lí sẽ làm cho văn bản nghị luận thêm sức hấp dẫn và thuyết phục. c. Tác giả, tác phẩm * Tác giả: - Tên: Mác –tin Lu – thơ Kinh, sinh năm: 1483 – 1546 sinh ra tại Đức. - Văn chương của ông được đánh giá cao về sự sắc sảo và chặt chẽ. * Tác phẩm Ngày 28/8/1963 Mác–tin Lu-thơ Kinh đã tham gia tổ chức tuần hành tại Oa-sinh-tơn. Buổi tuần hành nhằm mục đich kêu gọi tham gia đạo luật dân quyền bình đẳng cho người da đen. Tại đây Mác-tin Lu-thơ Kinh đã đọc bài diễn thuyết này. - Thể loại: Văn chính luận - Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu đến thảm trạng này: Thực trạng cuộc sống người da đen. + Phần 2: Tiếp theo cho đến chính nghĩa: Cuộc đấy tranh của những người da đen. + Phần 3: Còn lại: Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ. 3. Nhắc lại kiến thức bài học a. Thực trạng cuộc sống của người da đen - Người da đen đã được kí cam kết tự do tuy nhiên cuộc sống của họ còn rất nhiều bất công -> Cần phải kết thúc ngay b. Cuộc đấu tranh của những người da đen - Ngọn lửa đấu tranh của những người da đen sẽ không bao giờ tắt => Cuộc đấu tranh giành quyền tự do là quyền và nghĩa vụ của tất cả những người da đen và mỗi người cần phải đứng lên giành địa vị xứng đáng của mình không được phép sai lầm. c. Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ - Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ - Niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người bất kể xuất thân, hoàn cảnh hay địa vị xã hội ð Chỉ khi người da đen được đối xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại. - Mục đích và quan điểm đấu tranh của tác giả trước hết là vì tự do bình đẳng cho người da đen, nhưng cao cả hơn, đó là vì một nước Mỹ hùng cường bình đẳng như bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ khẳng định. Tình yêu lớn đối với nước Mỹ và quan điểm đấu tranh bất bạo động của tác giả chính là yếu tố tạo nên vị trí và sức thuyết phục với đông đảo người da đen và cả người da trắng. 4. Kết luận theo thể loại a. Kết cấu bố cục - Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và quan hệ giữa chúng với luận đề vô cùng chặt chẽ. b. Ngôn ngữ - Sử dụng hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Tôi có một giấc mơ
- Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
- Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Tổ chức thực hiện
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Văn bản 1: Tôi có một, GA word buổi 2 Ngữ văn 11 cd Bài 9 Văn bản 1: Tôi có một, giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Văn bản 1: Tôi có một
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác