Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ đối
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ đối sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về biện pháp tu từ đối
- Giải các bài tập liên quan đến biện pháp tu từ đối
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng biệt
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của biện pháp tu từ đối
- Phẩm chất
- Hiểu biết đúng nhất về biện pháp tu từ đối
- Có cách ứng dụng phù hợp với ngữ cảnh
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ hiểu biết về một số tác phẩm có sử dụng biện pháp tu từ đối
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các tác phẩm có sử dụng biện pháp tu từ đối
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Em hãy đọc một số bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ đối mà em đã từng đọc hoặc được học?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi ý:
+ Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng
bát ngát mênh mông
+ Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
+ …
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Biện pháp tu từ đối là biện pháp tu từ khá quen thuộc thường gặp trong tiếng Việt. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập để hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ vốn đã rất quen thuộc này nhé
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về biện pháp tu từ đối
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập biện pháp tu từ đối
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về biện pháp tu từ đối và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
I. Nhắc lại kiến thức đã học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời câu hỏi: + Trình bày những hiểu biết của em về phép tu từ đối (khái niệm, tác dụng, dấu hiệu nhận biết) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Hệ thống lại kiến thức a. Khái niệm Phép đối là cách sắp xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau. b. Tác dụng Việc sử dụng phép đối muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó. c. Dấu hiệu nhận biết phép đối - Số lượng âm tiết của hai vế đối bằng nhau - Các từ đối nhau phải cùng từ loại với nhau - Các từ đối nhau hoặc đồng nghĩa với nhau, hoặc trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa, |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về biện pháp lặp tu từ đối
- Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo bài tập liên quan đến kiến thức
- Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS..
- Tổ chức thực hiện
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp, GA word buổi 2 Ngữ văn 11 cd Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp, giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác