Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6: Thực hành tiếng Việt - Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng việt
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Bài 6: Thực hành tiếng Việt - Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng việt sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về các biện pháp tu từ tiếng Việt
- Giải các bài tập liên quan đến các biện pháp tu từ tiếng Việt
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng biệt
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của các biện pháp tu từ tiếng Việt
- Phẩm chất
- Hiểu biết đúng nhất về các biện pháp tu từ tiếng Việt
- Có cách ứng dụng phù hợp với các biện pháp tu từ tiếng Việt
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, lấy ví dụ về các câu có sử dụng biện pháp tu từ tiếng Việt
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ví dụ của biện pháp tu từ tiếng Việt
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Trình bày các biện pháp tu từ tiếng Việt mà em biết và nêu ví dụ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý câu trả lời
- So sánh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
- Nhân hóa
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
- Hoán dụ
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- Đảo ngữ
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
+ Một số biện pháp tu từ đã học: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp, đảo ngữ,….
- GV dẫn dắt vào bài học: Buổi học ngày hôm nay chúng ta sẽ thực hiện các bài tập để một lần nữa ôn tập lại các biện pháp tu từ tiếng Việt đã được học từ trước đến nay
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về các biện pháp tu từ tiếng Việt
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về các biện pháp tu từ tiếng Việt và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. Nhắc lại kiến thức đã học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời câu hỏi: + Trình bày các biện pháp tu từ đã học (khái niệm, tác dụng và nêu ví dụ minh hoạ) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Các biện pháp tu từ tiếng Việt
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
- Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo bài tập liên quan đến kiến thức
- Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS..
- Tổ chức thực hiện
Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THCS:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT
Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau: “Thà rằng liều một thân con/ Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây”Top of Form A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Bottom of Form Top of Form Câu 2. Nhận định nào phù hợp với dòng thơ "Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng " ? A. Là hình ảnh so sánh, hoán dụ sáng tạo để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. B. Là hình ảnh tả thực giàu ý nghĩa tượng trưng để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. C. Là hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. D. Là hình ảnh so sánh, ẩn dụ sáng tạo để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Bottom of Form Top of Form Bottom of Form Top of Form Câu 3. Các từ "hoa" trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? A. Năng lòng xót liễu vì hoa B. Cỏ non xanh rơn chân trời C. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia D. Cửa sài vừa ngỏ then hoa Bottom of Form Top of Form Câu 4. Cụm từ "tấm son" trong câu thơ "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" sử dụng cách nói nào? A. Ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. Nhân hoá D. So sánh. Bottom of Form Top of Form Bottom of Form Top of Form Câu 5. Câu thơ "Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run" sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh. B. Nhân hoá C. Hoán dụ. D. Liệt kê. Bottom of Form Top of Form Câu 6. Từ in nghiêng trong câu sau được sử dụng với biện pháp tu từ nào? "Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian." A. Nhân hóa B. Nói giảm C. Nói tránh D. Nói quá Câu 7: Biện pháp được sử dụng trong câu thơ “Hoa ghe thua thắm liễu hờn kém xanh” là gì? Bottom of Form Top of Form A. Điệp ngữ B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. Ẩn dụBottom of Form Câu 8: "Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ? A. Khuôn trăng, nét ngài, mây, tuyết. B. Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường. C. Khuôn trăng, nét ngài, nước tóc, màu da. D. Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt. |
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6: Thực hành tiếng Việt - Ôn, GA word buổi 2 Ngữ văn 11 cd Bài 6: Thực hành tiếng Việt - Ôn, giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6: Thực hành tiếng Việt - Ôn
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác