Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 TH tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Tiếp theo)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Bài 8 TH tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Tiếp theo) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT (TIẾP)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Giải các bài tập liên quan đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

  1. Phẩm chất

- Hiểu biết đúng nhất về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Có cách ứng dụng phù hợp với ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Đối với học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11.

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ hiểu biết về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Theo em ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết được hình thành trong những tình huống giao tiếp khác nhau như thế nào? Điều gì quy định đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV gợi ý: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết được hình thành trong khi giao tiếp có thể là giao tiếp trực tiếp hoặc qua văn bản. Điều quy định đặc điểm ngôn ngữ nói đó chính là bằng âm thanh còn ngôn ngữ viết qua hệ thống chữ viết.

- GV dẫn dắt vào bài học mới:  Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là hai ngôn ngữ phổ biến được sử dụng hàng ngày. Mỗi loại ngôn ngữ sẽ có một đặc điểm khác nhau. Song không phải lúc nào người viết cũng sử dụng ngôn ngữ nói. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập kiến thức Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

I.     Nhắc lại kiến thức đã học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời câu hỏi: Trình bày lại đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đã được học ở tiết trước đó

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I.     Hệ thống lại kiến thức

1. Khái niệm:

- Ngôn ngữ nói: âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, được tiếp nhận bằng thính giác.

- Ngôn ngữ viết: được ghi lại bằng chữ viết, lưu giữ dưới dạng văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.

2. Đặc điểm

- Ngôn ngữ nói có những đặc điểm sau:

+ Phương tiện được sử dụng là âm thanh kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt, …

+ Có người nói và người nghe, người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau

+ Ngôn ngữ nói thường sử dụng những từ ngữ giản dị, dễ hiểu và những từ biểu cảm như trợ từ, thán từ

- Ngôn ngữ viết có những đặc điểm sau:

+ Phương tiện được sử dụng là chữ viết

+ Ngôn ngữ viết thường là ngôn ngữ được trau chuốt, hoàn chỉnh

+ Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, chúng ta có thể gặp ngôn ngữ ở dạng viết và ngôn ngữ viết ở dạng nói

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
  2. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo bài tập liên quan đến kiến thức

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS..

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm của ngôn ngữ viết?

A. Phương tiện được sử dụng là chữ viết

B. Ngôn ngữ viết sử dụng nhiều lớp từ, kiểu câu đa dạng.

C. Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ tinh luyện và trau chuốt.

D. Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ âm thanh.

Câu 2: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?

A. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.

B. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.

C. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.

D. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp,...

Câu 3: Từ ngữ trong ngôn ngữ viết có đặc điểm gì?

A. Ngôn ngữ viết thường là ngôn ngữ được trau chuốt, hoàn chỉnh

B. Từ ngữ được thoải mái viết theo ý thích của người biên soạn.

C. Từ ngữ được quy định theo từng địa phương, không thống nhất.

D. Ngôn ngữ viết thường sử dụng những từ ngữ giản dị, dễ hiểu và những từ biểu cảm như trợ từ, thán từ

Câu 4: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?

A. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh.

B. Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu.

C. Ngôn ngữ nói sử dụng nhiều lớp từ, kiểu câu đa dạng.

D. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tinh luyện và trau chuốt.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây không phải nói về đặc điểm diễn đạt của đoạn văn trên?

- Sao anh không cưỡi lên ngựa mà chạy cho mau?

[...]

- Rõ khéo cho anh, bốn cẳng lại so với sáu cẳng được à?

(Truyện cười dân giân Việt Nam)

A. Từ ngữ tự nhiên

B. Từ ngữ chọn lọc

C. Từ ngữ có tính khẩu ngữ

D. Dùng hình thức tỉnh lược

Câu 6Trong nói và viết, cần tránh hiện tượng nào?

A. Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết.

B. Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói.

C. Dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đúng lúc, đúng chỗ.

D. Dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ viết khi nói.

Câu 7Ngôn ngữ viết được sự hỗ trợ của yếu tố nào?

A. Nét mặt

B. Cử chỉ

C. Dấu câu

D. Điệu bộ

Câu 8: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?

A. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh.

B. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tinh luyện và trau chuốt.

C. Ngôn ngữ nói sử dụng nhiều lớp từ, kiểu câu đa dạng.

D. Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. D

2. C

3. A

4. D

5. A

6. D

7. C

8. B

 

 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo kiến thức

Câu 1: Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong hai đoạn trích dưới đây:

Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong hai đoạn trích dưới đây:

  1. Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ địa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưới cây xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.

À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.

- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hằng ngồi xuống ăn miếng giầu đã. 

- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu. 

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn. 

- Đấy, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi.

- Rích bố cu, hở!

Hai con một trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cầm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thì cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

- Hà,chẳng! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố. 

- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

(Kim Lân, Vợ nhặt)

  1. Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi. Làm lí trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng:

- Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gi?

Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút:

- Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?

Không ai nói gì, người ta làng dẫn đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê vốn ghét lôi thôi? Ai dại gì mà đứng ỳ ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng! Sau còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khi lay và gọi:

– Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng của giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười:

- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà phải chết? Đời người chứ có phải con ngóe đâu?  Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng, cụ thân mật hỏi: 

- Về bao giờ thế sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uông nước.

Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:

- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả. 

Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:

- Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính không nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Câu 2: Nhận xét về đặc điểm của ngôn ngữ viết trong các đoạn văn sau:

- Trong vở kịch xuất sắc của mình, Lưu Quang Vũ không đi đến chủ nghĩ bi quan cực đoan – hình ảnh Trương Ba, người làm vườn, người vun trồng sự sống đẹp tươi, vẫn sống trong tâm tướng của vợ ông, con dâu ông, cháu gái ông. Nhưng họ yếu đuối làm sao và bất lực làm sao trước xã hội, nơi những chủ nhân thật sự là anh đồ tể sống lại trong thân xác phù hợp với hắn, là anh con trai của Trương Ba thấm nhuần phép tồn tại ở đời này, là lũ quan chức tham những vô liêm sỉ. Những con người ấy sẽ bất hạnh trong những thành đạt của họ, họ sẽ giận giữ đập tan những giá trị hôm qua mới dựng lên, để chạy theo những giá trị mới mà không bao giờ mãn nguyện. Vở kịch của Lưu Quang Vũ sở dĩ thu phục được nhiều khán giả nước ngoài có lẽ bởi vì nó ứng hợp với tâm trạng phổ biến trong xã hội hiện đại – xã hội đã mất niềm tin cũ vào những giá trị siêu nhân loại và chưa tìm được cái gì thay thế nó.

(Phạm Vĩnh Cư)

- Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng. Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân, gồm hai loại người đối lập nhau: loại người tài hoa nghệ sĩ, có nhân cách, có “thiên lương”, tự đặt mình lên trên hạng người thứ hai gồm những kẻ tiểu nhân phàm tục, bằng thái độ ngạo đời, khinh bạc. Loại người thứ nhất, theo Nguyễn Tuân, thường là những linh hồn đẹp còn sót lại cảu một thời đã qua, nay chỉ còn “vang bóng”. Loài người ấy cố nhiên là hiếm hoi. Còn kẻ tiểu nhân phàm tục thì lại đầy rẫy trong thiên hạ

(Nguyễn Đăng Mạnh)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Câu 1:

  1. Đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích:

- Tác giả thay vai liên tục từ người kể chuyện đến lời của nhân vật Tràng, thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật Tràng khi thị bất ngờ xuất hiện. 

- Trong lời thoại của nhân vật, tác giả sử dụng những từ cảm thán như “À”, “Hà”, “nhá”, “đấy” và những từ địa phương như “hờ”. 

→ Qua cách sử dụng ngôn ngữ nói vào trong văn viết, tác giả giúp người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được tâm lý, cảm xúc của nhân vật qua những ngôn từ hết sức gần gũi, cụ thể. Từ đó, làm nổi bật nên cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và trớ trêu trong tình thế khó khăn của 2 con người điển hình của nạn đói. 

  1. Đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích:

- Tác giả sử dụng linh hoạt từ ngữ của văn nói như “biết gì”, “ơi”, “rồi”, “ai”… 

→ Qua cách sử dụng linh hoạt ngôn ngữ nói, tác giả muốn thể hiện sự gian xảo trong lời nói cũng như con người của bá Kiến, chỉ bằng một vài câu nói ngắn ông đã có thể xoa dịu được một Chí Phèo say rượu, hung hăng. Trọng lượng của lời nói không chỉ thể hiện ở những câu từ trau chuốt, đôi khi sự đơn giản, dễ hiểu lại có giá trị thuyết phục đối với người nghe cao hơn. 

Câu 2:

Trong các đoạn văn trên, đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ viết (chữ viết)

- Ngôn ngữ độc thoại chỉ có người viết/ người nói, người đọc/người nghe vắng mặt trên văn bản

- Không sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ

- Sử dụng nhiều từ ngữ chau chuốt, giàu hình tượng mang phong cách ngôn ngữ khoa học văn chương

- GV chuyển sang nội dung mới.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng.
  3. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 TH tiếng Việt: Ngôn ngữ nói, GA word buổi 2 Ngữ văn 11 cd Bài 8 TH tiếng Việt: Ngôn ngữ nói, giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 TH tiếng Việt: Ngôn ngữ nói

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU