Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa (Tiếp theo)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa (Tiếp theo) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:
LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU VÀ CÁCH SỬA (TIẾP)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về lỗi về thành phần câu và cách sửa
- Giải các bài tập liên quan đến lỗi về thành phần câu và cách sửa
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng biệt
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của lỗi về thành phần câu và cách sửa
- Phẩm chất
- Hiểu biết đúng nhất về lỗi về thành phần câu và cách sửa
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ hiểu biết về lỗi về thành phần câu và cách sửa
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về lỗi về thành phần câu và cách sửa
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học ở bài trước, em hãy chỉ ra các lỗi sai ở những câu sau và sửa lại cho đúng
- Những câu chuyện cổ tích mà hằng đêm bà kể cho chúng tôi.
- Với kết quả học tập tiến bộ đã khiến bộ mẹ vui lòng.
- Bạn Hoàng Minh – lớp trưởng lớp tôi.
- Qua văn bản “Vượt thác” cho thấy vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý:
- Câu thiếu vị ngữ
-> Những câu chuyện cổ tích mà hằng đêm bà kể cho chúng tôi còn theo chúng tôi đi suốt cuộc đời
- Câu thiếu chủ ngữ
-> Với kết quả học tập tiến bộ, em đã khiến bố mẹ em vui lòng
- Câu thiếu vị ngữ
-> Bạn Hoàng Minh – lớp trưởng lớp tôi, bạn ấy vừa chăm ngoan vừa học giỏi
- Câu thiếu chủ ngữ
-> Qua văn bản “Vượt thác”, ta thấy vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về các lỗi về thành phần câu và cách sửa. Ngày hôm tay ta sẽ cùng ôn tập lại bài “Lỗi về thành phần câu và cách sửa” để có thể nhận biết và hạn chế những lỗi sai này trong quá trình viết bài nhé!
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về lỗi thành phần câu và cách sửa
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập lỗi thành phần câu và cách sửa
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về lỗi thành phần câu và cách sửa và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
I. Nhắc lại kiến thức đã học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời câu hỏi: + Câu có thể gặp những lỗi như thế nào? + Để phát hiện ra lỗi về thành phần câu, chúng ta cần làm gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Hệ thống lại kiến thức 1. Lỗi về thành phần câu và cách sửa - Ngoài các lỗi về cấu tạo câu như thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, ta cũng thường gặp những lỗi về thành phần câu do thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ hoặc ngắt câu sai; cụ thể như sau: + Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ. + Ngắt câu sai. 2. Để phát hiện lỗi về thành phần câu, chúng ta cần + Đọc kĩ lại các câu trong bài. Nếu gặp một câu khó hiểu thì nên kiểm tra xem vì sao không hiểu được: a) Vì vấn đề khó quá, vượt hiểu biết của bản thân?; b) Vì câu đó sử dụng những từ ngữ khó hiểu?; c) Vì câu thiếu thành phần chính?; d) Vì câu thiếu lô gích?. + Tìm biện pháp sửa lỗi. Nếu câu thiếu thành phần thì đó là thành phần nào? Nên sửa bằng cách nào: a) Bổ sung từ ngữ để làm thành phần bị thiếu; b) Cắt bớt từ ngữ để từ ngữ còn lại đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu; c) Thay đổi trật tự từ ngữ để một từ ngữ nhất định đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về lỗi về thành phần câu và cách sửa
- Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo bài tập liên quan đến kiến thức
- Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS..
- Tổ chức thực hiện
Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THCS:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU VÀ CÁCH SỬA (TIẾP)
Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đâu là các lỗi thường gặp về thành phần câu? A. Thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ B. Thiếu vị ngữ, thiếu cả hai thành phần chính C. Thiếu cả hai thành phần chính. D. Thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếu cả hai thành phần chính Câu 2: Đâu không phải cách sửa lỗi về thành phần câu? A. Bổ sung thành phần bị thiếu B. Cắt bớt từ ngữ còn lại để đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu. C. Xoá bỏ câu cũ, viết lại một câu mới theo chuẩn ngữ pháp D. Thay đổi trật tự từ ngữ để một từ ngữ nhất định đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu. Câu 3: Câu “Mỗi khi đi qua đoạn đường đó” mắc lỗi gì? A. Thiếu vị ngữ B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu trạng ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ Câu 4: Cho câu: “Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám đã được đổi thành tên cầu Long Biên”, câu này mắc lỗi gì? A. Sai về nghĩa B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu vị ngữ D. Thiếu cả chủ và vị Câu 5: Câu “Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng” sai ở đâu? A. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu vị ngữ D. Thiếu thành phần phụ của câu Câu 6: Nêu ra lỗi sai của câu “Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, dân tộc anh hùng” A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ C. Thiếu trạng ngữ D. Thiếu thành phần bổ ngữ Câu 7: Sửa câu “Vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay” thành câu đúng? A. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em, tôi cất cặp và đi ngay. B. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay. C. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay. D. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay. Câu 8: Câu “Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy khả năng sáng tạo tài tình của tác giả” mắc lỗi gì? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu trạng ngữ Câu 9: Câu nào trong các câu dưới đây thiếu vị ngữ? A. Những cánh hoa mai trên đồi. B. Nắng chiếu làm bó hoa thêm rực rỡ C. Mặt trời chẳng của riêng ai. D. Mùa xuân, các loài hoa thi nhau đua nở. Câu 10: Câu “Năm 1945, được đổi tên thành cầu Long Biên” mắc lỗi gì? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu thành phần biệt lập |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về lỗi về thành phần câu và cách sửa để hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1. D |
2. C |
3. D |
4. A |
5. B |
6. C |
7. C |
8. B |
9. A |
10. A |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo kiến thức
Câu 1: Thành phần trạng ngữ trong các câu sau đặt có hợp lí không? Hãy phân tích sự bất hợp lí, gây nên sự mơ hồ trong các câu đó
- Từ cõi sâu thẳm của tâm hồn, anh dâng lên một niềm vui khó tả
- Trong cả chuyến bay, động cơ sau có lúc bị nghẹt xăng vào ngày cuối cùng
- Thơ Tản Đà sau Cách mạng vẫn còn gợi cảm
Câu 2: Xác định lỗi thành phần câu trong các trường hợp sau và nêu cách sửa:
- Qua văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự” cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thanh niên học sinh và các tầng lớp nhân dân ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ.
- Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn , Quỳnh sẽ tiếp bước các chí sĩ ái quốc như cụ.
- Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bôn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường của cụ Phan Bội Châu đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời noi theo.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Câu 1:
- Trạng ngữ đặt chưa hợp lí. Sửa lại là: Từ cõi sâu thẳm của tâm hồn anh, dâng lên một niềm vui khó tả
- Trạng ngữ đặt chưa hợp lí. Sửa lại là: Trong cả chuyến bay, chỉ vào ngày cuối cùng, động cơ sau có lúc bị nghẹt xăng
- Trạng ngữ đặt chưa hợp lí. Sửa lại là: Sau Cách mạng, thơ Tản Đà vẫn còn gợi cảm
Câu 2:
- Lỗi thành phần câu: Thiếu thành phần chủ ngữ.
Cách sửa: Qua văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự” tác giả cho thấy ngay
- Lỗi thành phần câu: Thiếu thành phần vị ngữ.
Cách sửa: Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn , Quỳnh sẽ tiếp bước các chí sĩ ái quốc như cụ, luôn kiên cường, bất khuất và cháy bỏng khát vọng.
- Lỗi thành phần câu: Thiếu thành phần chủ ngữ
Cách sửa: Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bôn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường của cụ Phan Bội Châu, cụ đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời noi theo.
- GV chuyển sang nội dung mới.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng.
- Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành, GA word buổi 2 Ngữ văn 11 cd Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành, giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác