Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Văn bản 1: Sóng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Bài 1 Văn bản 1: Sóng sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : SÓNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Sóng (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).

- Luyện tập theo văn bản Sóng.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bố cục, nhịp điệu, cách gieo vần, cảm hứng chủ đạo,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của tác phẩm).

  1. Phẩm chất

- Trân trọng gia trị nhân văn, sự chân thành, chung thủy, lòng vị tha, nhân hậu trong tình yêu.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Sóng
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ một số bài thơ của Xuân Quỳnh
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở:

+  Ngoài tác phẩm Sóng, Thuyền và biển của Xuân Quỳnh em còn biết thêm bài thơ nào của bà? Hãy kể tên một số bài thơ tiêu biểu mà em tìm hiểu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về những bài thơ của Xuân Quỳnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra gợi ý: Tự hát, Thơ tình cuối mùa thu, Mẹ của anh….
  • GV dẫn dắt vào bài: Xuân Diệu đã từng viết những câu thơ về tình yêu như sau:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”

Tình yêu vốn là một đề tài bất tận, một nguồn cảm xúc bất diệt trong thơ ca. Tình yêu hàm chứa mọi cung bậc của cảm xúc từ vui buồn, lo âu, thấp thỏm cho đến vỡ òa cảm xúc. Nó dẫn con người ta đi hết từ những cảm xúc này đến cảm xúc khác từ  những thất vọng, đau khổ tột cùng cho đến hạnh phúc đến vỡ òa. Nếu như Xuân Diệu được ví như ông hoàng thơ tình thì Xuân Quỳnh chính là nữ hoàng tình ca. Thơ của bà là tiếng lòng khát khao tình yêu bất diệt, là bản năng rất đỗi dịu dàng của người con gái khi yêu đôi khi nó cũng là cái lắc đầu đầy đáng yêu nữ tính. Hãy cùng Xuân Quỳnh tìm hiểu các cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu qua văn bản Sóng.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Sóng. (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Sóng
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Sóng và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Sóng, trả lời câu hỏi:

- Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả?

- Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

+ Bố cục tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm tiến hành trả lời 3 câu)

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Sóng và trả lời câu hỏi:

+ Trong 2 khổ thơ đầu hình tượng sóng xuất hiện như thế nào?

+ Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện khát vọng tình yêu của mình?

+ Hình tượng sóng gợi lên những suy nghĩ gì về tình yêu?

+ Nỗi nhớ trong tình yêu được thể hiện như thế nào qua hình tượng sóng?

+ Hai khổ cuối tác giả đã thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu như thế nào?

+ Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợ tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Sóng

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

1. Hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

-             Tên: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

-             Năm sinh – năm mất: 1942 – 1988

-             Quê quán: Làng La Khê xã Văn Khê tỉnh Hà Tây. Nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội.

-             Cuộc đời đa đoan với nhiều thiệt thòi, lo âu, vất vả, luôn khát khao tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống.

-             Hồn thơ của bà là cái “tôi” giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật, giàu đức hi sinh vị tha.

-             Bà là nhà thơ tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ chống Mỹ cũng là nhà thơ nhữ đáng chú ý của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

-             Phong cách thơ là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa hồn nhiên, vừa chân thành đằm thắm, da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường.

b. Tác phẩm

- Bài thơ được sáng tác năm 1967 và in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968)

c. Bố cục

-         Bố cục : 3 phần

+ Phần 1: Khổ 1+2 : Sóng đối tượng cảm nhận của tình yêu

+ Phần 2: 5 khổ tiếp theo: Sóng tâm hồn em và những trăn trở về tình yêu

+ Phần 3: 2 khổ còn lại: Khát vọng  yêu mãnh liệt của nhân vật em

 

 

 

 

 

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Sóng – đối tượng cảm nhận tình yêu

- Mở đầu bài thơ là một trạng thái tâm lý đặc biệt của tâm hồn khát khao yêu đương. Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể trạng thái khác thường, vừa phong phú lại vô cùng phức tạp: Dữ dội – dịu êm/ ồn ào – lặng lẽ => 2 trạng thái đối cực của sóng thể hiện sự phức tạp của đời sống và tình yêu.

- Quy luật của sóng: xưa – nay => vẫn thế

-         Quy luật của tình cảm : tình yêu luôn là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ.

ð Sóng như tình yêu lúc mãnh liệt, cuồng nhiệt khi thì dịu êm sâu lắng. Tồn tại vĩnh cửu cùng tình yêu và tuổi trẻ.

b. Sóng tâm hồn em và những trăn trở về tình yêu

* Khổ 3+4+5

-              Tác giả đặt ra câu hỏi rất con gái, nhẹ nhàng  “Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?”. Đây là một hiện tượng tâm lí rất thông thường trong tình yêu. Người đang yêu rất hiểu về tình yêu nhưng đồng thời vẫn luôn luôn tự hỏi không biết thế nào là tình yêu.

-             Tác giả có một cái lắc đầu vô cùng dễ thương “em cũng không biết nữa” cũng như tình yêu, nó đến rất bất ngờ tự nhiên.

-             Đến khổ thơ thứ 5 tác giả thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt. Bao trùm lên cả không gian “dưới lòng sâu…. Trên mặt nước…”.

è Bày tỏ tình yêu một cách  chân thành tha thiết mà mạnh dạn mãnh liệt.

* Khổ 6+7

+ Trong 2 khổ thơ này tác giả thể hiện lòng chung thủy của người con gái trong tình yêu. “Dẫu xuôi”, “dẫu ngược”, “phương bắc”, “phương nam”… là những từ cụ thể khẳng định khoảng cách dù có ra bao nhiêu thì lòng người lại chung thủy bấy nhiêu.

-> Dù đi đâu, xuôi ngược bốn phương thì em cũng sẽ chỉ hướng về một phương anh.

c. Khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật em

-          Những cụm từ “tuy dài thế”, “vẫn đi qua”, “dẫu rộng” như chứa đựng những lo âu. Song nhà thơ vẫn luôn tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả như áng mây kia như năm tháng kia.

-         Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ tạo thành hệ thống tương phản đối lập để nói lên tình cảm tỉnh táo đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu.

-         Khổ thơ cuối đã khẳng định một ước muốn khôn cùng. Không có tình yêu cuộc sống tha thiết không có sự đam mê đến tột cùng, không có sự chung thủy thì làm sao mà Xuân Quỳnh có được những vần thơ ấy. Trong uosc mong dẫu còn chút băn khoăn của làm sai được tan ra nhưng trên tất cả là khát vọng vĩnh viễn hóa tình yêu. Lời thơ ý thơ nhịp thơ có phần nhanh hơn gấp hơn và mạnh hơn. Bài thơ kết thúc mà lời thơ còn vang vọng mãi như con sóng ào ạt hòa vào biển lớn tình yêu cùng với khát khao cháy bỏng.

=> Bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”. Sóng là hình ảnh ân dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hòa hợp giữa hai hình tượng trữ tình “sóng” và “em”. Hai hình tượng này tuy hai mà một, có lúc phân chia có lúc hòa quyện vào nhau không thể tách rời.

3. Tổng kết

a. Nội dung

+ Dựa vào việc quan sát, chiêm nghiệm về những con sóng trước biển cả mênh mông, Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những cung bậc đa dạng, phức tạp của cảm xúc trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.

+ Niềm khao khát về tình yêu, hạnh phúc của một người phụ nữ vừa truyền thống, vừa hiện đại trong tình yêu.

b. Nghệ thuật

+ Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu.

+ Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng

+ Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính

+ Xây dựng hình ảnh ẩn dụ - với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ

+ Bài thơ sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập - tương phản,...

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Sóng
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

 

 


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Văn bản 1: Sóng, GA word buổi 2 Ngữ văn 11 cd Bài 1 Văn bản 1: Sóng, giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Văn bản 1: Sóng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU