Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Một người Hà Nội

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Bài 5: Một người Hà Nội sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Một người Hà Nội (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).

- Luyện tập theo văn bản Một người Hà Nội

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (tình huống truyện, chi tiết, nhân vật, hình ảnh,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của tác phẩm).

  1. Phẩm chất

- Bồi dưỡng cho HS ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Một người Hà Nội
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS trình bày hiểu biết của mình về những nét đẹp văn hoá truyền thống Hà Nội
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét đẹp văn hoá truyền thống Hà Nội
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi gợi mở: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về những nét đẹp văn hoá truyền thống Hà Nội 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về tên nhan đề

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra gợi ý:

+ Phong tục tập quán: bày mâm ngũ quả, xông đất, lì xì, cúng ông Táo về trời, …

+ Kiến trúc: khu phố cổ, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, …

+ …

GV dẫn dắt vào bài: Các em thân mến, Nguyễn Khải là một trong những nhà văn Việt Nam hiện đại tiêu biểu nhất. Sau hơn nửa thế kỉ lao động sáng tạo, ông đã để lại những tác phẩm văn xuôi phong phú về thể loại, vừa mang tính thời sự nóng hổi, vừa có tầm khái quát cao thể hiện những vấn đề thiết thực của cuộc sống, nhiều vấn đề mang tính triết lí, đạo đức, nhân sinh sâu sắc, có ý nghĩa thời sự và tương lai. Ông đã có những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử, tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ của ″người Tràng An″ qua tác phẩm Một người Hà Nội. Ngay hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại văn bản này

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Một người Hà Nội (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Một người Hà Nội
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Một người Hà Nội và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Một người Hà Nội, trả lời câu hỏi:

- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm Một người Hà Nội

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm trả lời 2 câu hỏi)  yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Một người Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau:

+ Dựa vào phần tìm hiểu, chuẩn bị ở nhà và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Một người Hà Nội”?

+ Xác định tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội. Dựa vào những chi tiết nào để có thể xác định như thế? Vì sao nhân vật này được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội?

+ Quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện như thế nào?

+ Trong truyện Một người Hà Nội, lời nhân vật được cá thể hoá sâu sắc và phối hợp hài hoà với lời người kể chuyện. Hãy nêu ý kiến của em về nhận định đó.

+ Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa và tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề của truyện?

+ Tìm những chi tiết đặc sắc trong truyện và phân tích ý nghĩa của những chi tiết đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 5 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Một người Hà Nội

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả: Nguyễn Khải (1930 – 2008)

+ Cuộc đời, con người

- Quê: Người Nam Định

- Được rèn luyện và trưởng thành trong quân ngũ qua khai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ

+ Sự nghiệp

- Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch.

- Chủ đề khá phong phú

- Vị trí: Ông là nhà văn có sức viết dồi dào, có một phong cách riêng, độc đáo đã góp cho nền văn học cách mạng nhiều tác phẩm thực sự có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật.

b. Tác phẩm

- Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải.

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Truyện ngắn Một người Hà Nội sáng tác năm 1990.

+ Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.

- Bố cục: chia thành 4 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến toàn của nhà làm cả, lên biếu cô và các em: Giới thiệu về cô Hiền.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “rút lui ngay”: Cô Hiền trong thời kì hòa bình lặp lại.

+ Phần 3: Tiếp theo đến “đại khái là như thế”: Cô Hiền trong thời kì chiến tranh chống Mĩ

+ Phần 4: Còn lại: Cô Hiền trong những năm thời kỳ hòa bình, đổi mới.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Nhan đề  “Một người Hà Nội”

- Kết lắng lại những suy tư của tác giả về bà Hiền – một người Hà Nội tiêu biểu trong những người Hà Nội. Trong mắt nhìn của tác giả, bà Hiền là biểu tượng của đất Hà thành, một thế hệ mang đậm “chất kinh kì” còn ở lại cùng Hà Nội hôm nay.

+ Tác giả muốn khắc đậm bản lĩnh cốt cách người Hà Nội.

- Kích thích trí tò mò, hứng thú của độc giả vừa thể hiện những suy tư của tác giả về con người, tính cách, lối sống Hà Nội trước những biến thiên của lịch sử.

b. Nhân vật

*  Nhân vật cô Hiền

+ Lai lịch: Gốc Hà Nội, có nhan sắc, thông minh, gia đình nề nếp, yêu văn chương

+ Nếp sống thanh lịch dù thời cuộc có đầy biến động

+ Phẩm chất:

- Thông minh, tỉnh táo và thức thời, là người giàu lòng tự trọng, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

- Ứng xử với chính sách cải tạo tư sản của nhà nước.

- Có đầu óc thực tế, sự trung thực, thẳng thắn:

- Không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng, không có cái lãng mạn hay mơ mộng viển vông.

→ Trầm tĩnh, từng trải và tỉnh táo, không bị cuốn theo tâm lí đám đông..

- Trân trọng, nâng niu, gìn giữ truyền thống văn hoá người Hà Nội:

- Ở lại Hà Nội, không đi sơ tán

→ Có tình yêu Hà Nội, gắn bó với Hà Nội, dù mọi người sơ tán nhưng cô cùng những người bạn của mình vẫn cố gắng bám trụ để giữ Hà Nội, sống cùng Hà Nội bởi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc đời cô.

⇒ Là hạt bụi vàng của Hà Nội: Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng

=> biểu tượng của vẻ đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hoá Hà Thành

* Nhân vật người kể chuyện

- Xưng “tôi” – “đồng chí Khải”, là “anh Khải” – truyện được kể ở ngôi thứ nhất, qua điểm nhìn, nhận định của nhân vật “tôi”

=> Tăng tính chân thật, sức hấp dẫn cho câu chuyện.

- Lai lịch:

+ Một người lính cụ Hồ từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô.

+ Là cháu – họ hàng xa của nhân vật cô Hiền.

=> người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc; cảm nhận những việc được và chưa được trong thời kì cải tạo tư sản, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, sống những năm tháng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng rất hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, vui sướng và xúc động với đại thắng mùa xuân năm 1975 của dân tộc

=> Có biết bao chiêm nghiệm, suy tư về lẽ đời trong thời kì đổi mới.

- Tính cách, phẩm chất:

+ Yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội, say mê nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.

+ Có ý thức khẳng định kinh nghiệm cá nhân, giỏi quan sát, ưa triết luận, có óc hài hước và cái nhìn nhân hậu

+ Cảm phục nhân dân mình sống một đời bình dị mà toả sáng nhân cách cao cả: “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!”

c. Hình ảnh, chi tiết đặc sắc

* Hình ảnh “một hạt bụi vàng”

- Cô Hiền được ví như “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!”

– Ý nghĩa:

+ Hạt bụi vàng là hình ảnh một vật nhỏ bé, khiêm nhường mà cao đẹp, quý báu. Những hạt bụi vàng như thế hợp lại thành ánh vàng chói sáng, đó chính là phẩm giá đã thành bản sắc Hà Nội, thành truyền thống của người Hà Nội nghìn năm văn hiến.

+ Là hình ảnh so sánh đặc sắc thể hiện sự khái quát nghệ thuật cao, trong đó có sự đối lập mà thống nhất giữa thân phận và giá trị, biểu hiện được mối gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng, chứa đựng niềm trân trọng và tự hào của tác giả.

* Câu chuyện “cây si cổ thụ”

- Câu chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh được cô Hiền kể lại cho Khải – người cháu họ xa, cũng là người kể chuyện nghe vào một lần ghé thăm.

- Ý nghĩa:

+ Câu chuyện về cây si cổ thụ đã nói lên quy luật bất diệt của sự sống: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.

+ Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: có thể bị tàn phá, “bị nhiễm bệnh” nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước.

3. Tổng kết

a. Nội dung

- “ Một người Hà Nội” đã khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

b. Nghệ thuật

- Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.

- Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, dân dã, hài hước vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lí.

+ Đặt một sự việc, một hiện tượng trước nhiều cách đánh giá.

+ Kể bằng đối thoại, bằng phân tích, bình luận.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, lời nói, hành động. Nhân vật được cá thể hóa cao độ với lứa tuổi, giai tầng, tính cách, cuộc đời riêng.

- Nhân vật cô Hiền một người Hà Nội tiêu biểu trong những người Hà Nội, là biểu tượng của đất Hà thành, một thế hệ mang đậm “chất kinh kì” còn ở lại cùng Hà Nội hôm nay

- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Một người Hà Nội, GA word buổi 2 Ngữ văn 11 cd Bài 5: Một người Hà Nội, giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Một người Hà Nội

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU