Soạn giáo án âm nhạc 11 kết nối tri thức Phần lựa chọn A Bài 4: Kĩ thuật hát luyến âm

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án âm nhạc 11 Phần lựa chọn A Bài 4: Kĩ thuật hát luyến âm - sách Kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

BÀI 4: KĨ THUẬT HÁT LUYẾN ÂM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết cách sử dụng kĩ thuật hát luyến giọng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:  

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và giáo viên. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết cách luyến giọng để ca từ rõ nghĩa và âm thanh được hòa quyện.
  • Hát đúng cao độ, trường độ, thuộc lời ca, thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát Tình ca Tây Nguyên Lời ca dâng Bác.
  1. Phẩm chất
  • Có thái độ tích cực và luyện tập chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Âm nhạc 11.
  • File âm thanh và hình ảnh, video bản nhạc Tình ca Tây Nguyên Lời ca dâng Bác.
  • Nhạc cụ, nhạc đệm, phương tiện nghe, nhìn…
  1. Đối với học sinh
  • SGK Âm nhạc 11.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS nhận biết được ý nghĩa của luyến láy.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc và xác định điểm chung về cách phát âm các thanh “sắc”, “hỏi”, “ngã”, “nặng” qua một câu ca dao, tục ngữ,...
  4. Sản phẩm: HS xác định được điểm chung khi phát âm các thanh “sắc”, “hỏi”, “ngã”, “nặng” để đạt trong vành, rõ chữ đều cần luyến âm.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm để đọc và xác định điểm chung khi phát âm các thanh “sắc”, “hỏi”, “ngã”, “nặng” qua một câu ca dao, tục ngữ,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.

Gợi ý:

Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

+ Về cao độ hay âm vực, hai thanh “sắc” và “ngã” thuộc âm vực cao, “hỏi” và “nặng” thuộc âm vực thấp.

+ Về cách phát âm, cả bốn đều phát âm căng, tuy nhiên “hỏi” không có động tác nghẽn thanh hầu, còn “sắc”, “ngã”, “nặng” đều có động tác nghẽn thanh hầu.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4: Kĩ thuật hát luyến âm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Kĩ thuật hát luyến âm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách bật âm thanh nhanh, dứt khoát và gọn tiếng.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện:

- Khởi động giọng.

- Kĩ thuật hát luyến.

- Học bài hát.

  1. Sản phẩm: HS vận dụng được kĩ thuật hát luyến vào các ca khúc được học.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khởi động giọng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện các nội dung luyện giọng:

+ Luyện một số mẫu âm với yêu cầu hát luyến.

+ Luyện các mẫu âm đi lên, đi xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm giọng phù hợp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS khởi động giọng theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.         

thuật hát luyến âm

1. Khởi động giọng

- Đặt âm nhẹ nhàng, hát nhấn vào phách mạnh, miệng mở tự nhiên, hàm dưới buông mềm mại, hát liền tiếng.

 - Luyện mẫu âm với tốc độ chậm rồi tăng dần tốc độ.

- Luyện mẫu âm đi lên và đi xuống liền bậc một quãng hai thứ trong tầm âm phù hợp.

 

 

Nhiệm vụ 2: Kĩ thuật hát luyến

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phân tích về kĩ thuật luyến, so sánh kĩ thuật hát nảy tiếng với hát liền tiếng.

- GV cho HS nghe trích đoạn thể hiện kĩ thuật hát luyến:

https://youtu.be/3-uTfJIwCF0?si=QRyTgsZ4YjQDGGG9

- GV lưu ý HS khi hát luyến, chú trọng sự thả lỏng cơ hàm, các vùng cơ tham gia vào quá trình hát...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập kĩ thuật hát luyến.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện từng nhóm thực hành kĩ thuật hát luyến qua một số trích đoạn cụ thể.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.         

2. thuật hát luyến

- Luyến âm là cách hát giúp ca từ trở nên rõ nghĩa, âm thanh được hòa quyện và mềm mại. Luyến âm nhanh hoặc chậm tùy vào thanh điệu, nhịp điệu và nghệ thuật ca hát. Kí hiệu của luyến âm là hình vòng cung nối liền các nốt nhạc trong một ca từ.

 

Nhiệm vụ 3: Học hát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Ca khúc Tình ca Tây Nguyên (Nhạc và lời: Hoàng Vân)

- GV cho HS nghe tác phẩm, hoặc hát mẫu:

https://youtu.be/ir-c7xCHGS0?si=tzaJlIKpynXxlsCR

- GV yêu cầu HS nhận xét về tính chất của tác phẩm.

- GV hướng dẫn HS hát từng câu với các lưu ý:

+ Luyến láy đủ nốt.

+ Đặt âm thanh nhẹ nhàng, miệng mở tự nhiên, cơ hàm thả lỏng.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và luyện tập giai điệu có nhiều âm luyến láy, luyến đủ nốt, hát rõ chữ và liền tiếng, luyện bước nhảy quãng xa,...

- GV yêu cầu HS ghép ca khúc với nhạc đệm hoặc vừa hát vừa gõ phách.

- GV lưu ý HS thả lỏng các bộ phận môi, lưỡi, hàm ếch mềm, cằm, đồng thời giữ cho cơ thể thoải mái.

* Ca khúc Lời ca dâng Bác (Nhạc và lời: Trọng Loan)

- GV cho HS nghe ca khúc được học qua phương tiện nghe nhìn hoặc hát mẫu.

https://youtu.be/UfG-geWKhiE?si=8qRFUmuz-xoqJRov

- GV hướng dẫn HS:

+ Phân tích tác phẩm.

+ Học từng câu.

- GV lưu ý HS: hát chuẩn xác giai điệu có nhiều âm luyến.

- GV hướng dẫn HS ghép giai điệu với lời ca, hát với nhạc đệm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập thực hành hát ca khúc Tình ca Tây Nguyên Lời ca dâng Bác.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình diễn trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang hoạt động mới.        

3. Học hát

* Ca khúc Tình ca Tây Nguyên

- Nhạc sĩ:

+ Hoàng Vân (1930 – 2018) là một trong những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc chuyên nghiệp nước nhà.

+ Nhiều tác phẩm của ông đã trở thành những ca khúc nổi tiếng, gắn liền với sự phát triển của đất nước: Hò kéo pháo, Người chiến sĩ ấy, Quảng Bình quê ta ơi,...

- Ca khúc Tình ca Tây Nguyên:

+ Với tính chất âm nhạc tươi tắn, rộn ràng, lời ca giàu hình tượng, trong sáng, ca khúc đã mang đến cho người thưởng thức một bức tranh tràn đầy nhựa sống về núi rừng Tây Nguyên.

- Luyện tập ca khúc Tình ca Tây Nguyên:

+ Lấy hơi sâu, điều tiết hơi đều đặn. Đặt âm nhẹ nhàng, miệng mở tự nhiên, hàm dưới buông mềm mại.

+ Hát nhấn mạnh hơn vào đầu mỗi nhịp, luyến đủ nốt, rõ chữ, liền tiếng. Thả lỏng cơ thể khi hát giai điệu có các ca từ luyến âm như: “nước”, “ngút”, “trọn”, “đường”, “lửa”, “chở”,...

+ Hát đúng cao độ, trường độ trong bài.

* Ca khúc Lời ca dâng Bác

- Nhạc sĩ:

+ Trọng Loan (1923 – 2010) từng là Phó Giám đốc Nghệ thuật Nhà hát Quân đội.

+ Ông là tác giả của nhiều ca khúc: Phải đánh lũ giặc Mỹ, Người Châu Yên em bắn máy bay, Quân reo quê mẹ Quảng Trị anh hùng, Lời ca dâng Bác, Trăng sáng trên rừng quê,...

+ Năm 2001, nhạc sĩ Trọng Loan đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật.

- Ca khúc Lời ca dâng Bác:

+ Ca khúc được sáng tác năm 1968 là một trong những ca khúc viết về Bác.

+ Tính chất âm nhạc nhẹ nhàng, mượt mà cùng lời ca sâu lắng, ca khúc không chỉ nói lên tình cảm của người dân miền Nam dành cho Bác Hồ kính yêu mà còn là nguyện vọng của quân và dân hai miền Nam, Bắc mong ngày thống nhất đất nước.

- Luyện tập ca khúc Lời ca dâng Bác:

+ Ca khúc mang chất liệu dân ca miền Trung, có nhiều âm luyến, khi hát cần đặt âm nhẹ nhàng, phát âm rõ, nét chữ, nhấn mạnh vào đầu mỗi nhịp, lấy hơi sâu và điều tiết hơi đều đặn. Luyến đủ nốt để âm thanh đạt sự uyển chuyển, mềm mại và rõ nghĩa.

+ Thể hiện đúng cao độ, trường độ của bài.

 

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án giáo án âm nhạc 11 kết nối tri thức Phần lựa chọn A Bài 4: Kĩ thuật hát luyến âm, Tải giáo án trọn bộ âm nhạc 11 kết nối tri thức, Giáo án word giáo án âm nhạc 11 kết nối tri thức Phần lựa chọn A Bài 4: Kĩ thuật hát luyến âm

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI