Soạn giáo án âm nhạc 11 kết nối tri thức Phần lựa chọn B Bài 2: Kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án âm nhạc 11 Phần lựa chọn B Bài 2: Kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng - sách Kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
BÀI 2: KĨ THUẬT BẤM, GẢY RỜI TIẾNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết được kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng.
- Thể hiện đúng trường độ, sắc thái và kĩ thuật đã học có trong bài Tiếng chày trên sóc Bom Bo.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và giáo viên. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Thực hành đúng kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng.
- Thực hành bấm, gảy được một số nốt thăng, giáng trên thế tay thứ nhất.
- Phẩm chất
- Có thái độ tích cực trong giờ học.
- Yêu thích, giữ gìn và lan tỏa âm nhạc Việt Nam cũng như nước ngoài.
- Có thêm hiểu biết về một loại nhạc cụ mới và áp dụng vào cuộc sống sinh hoạt.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV Âm nhạc 11.
- File âm thanh và hình ảnh, video, bản nhạc Bài thực hành số 1 và Tiếng chày trên sóc Bom Bo.
- Nhạc cụ, phương tiện nghe, nhìn.
- Đối với học sinh
- SGK Âm nhạc 11.
- Nhạc cụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS biết được sự khác nhau trong đoạn nhạc đã được cho sẵn.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành nhóm và chỉ ra sự khác nhau giữa câu nhạc có sử dụng kĩ thuật rời tiếng với câu nhạc có sử dụng kĩ thuật liền tiếng.
- Sản phẩm: HS phân biệt được đoạn nhạc có hiệu hiệu bấm, gảy rời tiếng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm để trình bày sự khác nhau trên bản nhạc có kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng so với bản nhạc có kĩ thuật bấm, gảy liền tiếng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời một số HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2: Kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giới thiệu kĩ thuật bấm gảy rời tiếng.
- Nắm vững được kĩ thuật này để áp dụng vào các bài tập.
- Nắm vững lí thuyết cách bấm các nốt thăng, giáng ở thế tay thứ nhất.
- Thực hành vào Bài thực hành số 1 và Hát mãi khúc quân hành.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng, áp dụng vào Bài thực hành số 1 và Hát mãi khúc quân hành.
- Sản phẩm:
- Hiểu được kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng trên đàn guitar.
- Hiểu và bấm đúng các nốt thăng, giáng trên thế tay thứ nhất.
- Thực hành đúng kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng kết hợp với các nốt thăng, giáng.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức HS thực hiện theo nhóm và yêu cầu: Chỉ ra những yêu cầu khi thực hiện kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng. - GV hướng dẫn và làm mẫu kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng cho HS. + Khác với kĩ thuật bấm, gảy liền tiếng, kĩ thuật này yêu cầu HS phải ngắt ngay được nốt nhạc vừa gảy xong. Thông thường kí hiệu trên bản nhạc sẽ là các dấu lặng ở ngay sau nốt nhạc vừa gảy. Có hai cách để ngắt tiếng: · Đối với các nốt bấm, HS chỉ cần buông ngón bấm ra thì nốt nhạc sẽ được ngắt ngay. · Đối với các nốt trên dây buông. HS sẽ cần phải sử dụng ngón tay trái hoặc ngón tay phải để ngắt dây. Cần đặt nhẹ ngón tay của hai bàn tay lên dây vừa gảy xong. Lưu ý là chỉ cần đặt nhẹ ngón tay lên, không được sử dụng lực vù lúc đó sẽ tạo thành một kĩ thuật khác. + Đối với các nốt thăng hoặc giáng trên đàn guitar, chỉ cần bấm hạ xuống một phím (với dấu giáng) hoặc tăng lên một phím (với dấu thăng) so với nốt nguyên dạng. Lưu ý với các nốt nguyên dạng là dây buông (Mi, La, Rê, Son, Si, Mi) thì nốt thăng chỉ cần bấm vào phím 1, nhưng nếu là dấu giáng GV hướng dẫn HS chuyển đổi thành nốt thăng tương ứng để dễ dàng bấm hơn. Tuy nhiên với nốt Mi trên dây số 6 là nốt thấp nhất nên sẽ không có Mi giáng ở vị trí này: Ví dụ: · La giáng à Son thăng (bấm ở dây 6 phím 4). · Rê giáng à Đô thăng (bấm ở dây 5 phím 4). · Son giáng à Pha thăng (bấm ở dây 4 phím 4). · Si giáng à La thăng (bấm ở dây 3 phím 4). · Mi giáng à Rê thăng (bấm ở dây 2 phím 4). - GV yêu cầu HS áp dụng kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng vào Bài thực hành số 1, ca khúc Hát mãi khúc quân hành. + Bài thực hành số 1: Lưu ý: Trong bài có nốt Si giáng (bb1) cố định bấm ở dây ba phím ba. + Bài thực hành số 2: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS thực hiện trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang nội dung mới. | Kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng - Kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng (non-legato) là một kĩ thuật thường được sử dụng trên đàn guitar. Kĩ thuật này tạo nên sự khác biệt so với kĩ thuật bấm, gảy liền tiếng (legato). - Hướng dẫn thực hiện: + Gảy rời tiếng những nốt đơn sau đó có dấu lặng. Sử dụng ngón bấm hoặc ngón gảy để làm rời tiếng. + Nốt Pha thăng (f#) bấm ở dây sáu phím hai, Pha thăng (f#1) bấm ở dây bốn phím bốn, Pha thăng (f#2) bấm ở dây một phím hai.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo