Lactic acid hay acid sữa là hợp chất hoá học đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hoá, lần đầu tiên được phân tách vào năm 1780 bởi nhà hoá học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele. Lactic acid có công thức phân tử C3H6O3, công thức cấu tạo CH3—CH

14.10. Lactic acid hay acid sữa là hợp chất hoá học đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hoá, lần đầu tiên được phân tách vào năm 1780 bởi nhà hoá học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele. Lactic acid có công thức phân tử C3H6O3, công thức cấu tạo CH3—CH(OH)—COOH.

Khi vận động mạnh cơ thể không đủ cung cấp oxygen, thì cơ thể sẽ chuyển hoá glucose thành lactic acid từ các tế bảo để cung cấp năng lượng cho cơ thể (lactic acid tạo thành từ quá trình này sẽ gây mỏi cơ) theo phương trình sau:

C6H12O6 (aq) → 2C3H6O3 (aq) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = - 150 kJ

Biết rằng cơ thể chỉ cung cấp 98 % năng lượng nhờ oxygen, năng lượng còn lại nhờ vào sự chuyển hoá glucose thành lactic acid.

Giả sử một người chạy bộ trong một thời gian tiêu tốn 300 kcal. Tính khối lượng lactic acid tạo ra từ quá trình chuyển hoá đó (biết 1 cal = 4,184 J). 


Năng lượng của sự chuyển hoá glucose thành lactic acid trong quá trình chạy bộ chiếm

2 % × 300 kcal = 6 kcal = 6 000 cal $\Leftrightarrow $ 25 104 J = 25,104 kJ.

Số mol lactic acid được tạo ra trong quá trình chuyển hoá: 2.(25,104 : 150) ≈ 0,335 mol

Khối lượng lactic acid được tạo ra trong quá trình chuyển hoá: 0,335 × 90 = 30,15 g. 


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải sách bài tập hóa học 10 Chân trời sáng tạo, giải SBT hóa học 10 CTST, giải SBT hóa học 10 Chân trời sáng tạo bài 14 Tính biến thiên của enthalpy của phản ứng hóa học

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác