Cho phản ứng phân huỷ hydrazine: N2H4(g) → N2(g) + 2H2(g) a) Tính $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ theo năng lượng liên kết của phản ứng trên. b) Hydrazine (N2H4) là chất lỏng ở điều kiện thưởng (sôi ở 114 °C, khối lượng riêng 1,021g/cm$^{3}$). Hãy đề xuất lí d

14.14*. Cho phản ứng phân huỷ hydrazine: N2H4(g) → N2(g) + 2H2(g)

a) Tính $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ theo năng lượng liên kết của phản ứng trên.

b) Hydrazine (N2H4) là chất lỏng ở điều kiện thưởng (sôi ở 114 °C, khối lượng riêng 1,021g/cm$^{3}$). Hãy đề xuất lí do N2H4 được sử dụng làm nhiên liệu trong động cơ tên lửa. Biết: Eb(N—N) = 160 kJ/mol; Eb(N—H) = 391 kJ/mol; Eb(N≡N) = 945 kJ/mol, Eb(H-H) = 432 kJ/mol.


a) Hydrazine có công thức cấu tạo: H2N – NH2.

Một phân tử hydrazine có 1 liên kết đơn N - N (Eb= 160 kJ/mol); 4 liên kết đơn N – H (Eb= 391 kJ/mol).

Ncó 1 liên kết ba N≡N (Eb= 945 kJ/mol),

H2 có 1 liên kết đơn H – H (Eb= 432 kJ/mol).

Áp dụng công thức tính  $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ theo năng lượng liên kết:

 $\Delta _{r}H_{298}^{o}$  = Eb(N - N) + 4 × Eb(N - H) - Eb(N≡N) - 2 × Eb(H - H)

             = 160 + 4 × 391- 945 - 2×432 = -85 kJ

b) N2H4 là chất lỏng ở điều kiện thường nên dễ bảo quản (nếu là chất khí cần nén ở áp suất cao gây nguy hiểm).

– Khối lượng riêng nhỏ nên nhẹ, phù hợp với nhiên liệu động cơ tên lửa (nếu nặng sẽ gây tốn năng lượng). $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= – 85 kJ < 0 nên phản ứng có thể tự xảy ra mà không cần nguồn nhiệt ngoài.

– Giả sử 1 mol N2H4 lỏng phản ứng (có thể tích khá nhỏ) sẽ sinh ra 3 mol khí có thể tích lớn hơn rất nhiều nên sẽ tạo được luồng khí đẩy tên lửa đi. 


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải sách bài tập hóa học 10 Chân trời sáng tạo, giải SBT hóa học 10 CTST, giải SBT hóa học 10 Chân trời sáng tạo bài 14 Tính biến thiên của enthalpy của phản ứng hóa học

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác