Giải Bài tập 6 trang 108 sgk Toán 8 tập 1 Chân trời
Bài tập 6 trang 108 sgk Toán 8 tập 1 CTST: Số liệu về số lớp học cấp trung học cơ sở của 5 tỉnh Tây Nguyên tính đến ngày 30/9/2021 được cho trong bảng thống kê sau:
Tỉnh | Số lớp học |
Kon Tum | 1249 |
Gia Lai | 2692 |
Đắk Lắk | 3633 |
Đắk Nông | 1234 |
Lâm Đồng | 2501 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
a) Số liệu từ bảng thống kê trên được biểu diễn vào biểu đồ cột như sau. Hãy tìm các giá trị của P, Q, R trong biểu đồ.
b) Biểu đồ cột ở câu a) được chuyển sang biểu đồ hình quạt tròn như dưới đây. Hãy tìm các giá trị của x, y, z, t, m trong biểu đồ.
c) So sánh ý nghĩa của hai loại biểu đồ trên
a) P là số lớp học cấp trung học cơ sở của tỉnh Gia Lai nên P = 2 692;
Q là số lớp học cấp trung học cơ sở của tỉnh Đắk Lắk nên Q = 3 633;
R là số lớp học cấp trung học cơ sở của tỉnh Lâm Đồng nên R = 2 501.
b) Tổng số lớp học cấp trung học cơ sở của 5 tỉnh Tây Nguyên là:
1 249 + 2 692 + 3 633 + 1 234 + 2 501 = 11 309 (lớp học).
Vậy m% = (1249:11309) x 100 = 11%
x% = (2692:11309) x 100 = 24%
y% = (3633:11309) x 100 = 32%
z% = (1234:11309) x 100 = 11%
t% = (2501:11309) x 100 = 22%
c) Biểu đồ cột cho ta thấy sự so sánh hơn kém về số lớp học cấp trung học cơ sở của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Ví dụ: tỉnh Đắk Lắk có đông số lớp học nhất, Đắk Nông có ít số lớp học nhất và số lớp học của Đắk Lắk nhiều hơn số lớp học ở Đắk Nông là 3633 - 1234 = 2399 (lớp)
Trong khi đó, biểu đồ quạt tròn ngoài việc cho biết sự so sánh hơn kém về số lớp học cấp trung học cơ sở của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên còn cho biết tỉ lệ phần trăm số lớp học của mỗi tỉnh so với toàn thể khu vực. Ví dụ: Đắk Lắk có đó lớp học nhiều gần gấp ba lần Đắk Nông và chiếm 32% so với tổng số lớp học của khu vực Tây Nguyên và nhiều gấp khoảng 3 lần số lớp học của Kon Tum hay Đắk Nông.
Bình luận