Đề số 6: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 8 Phong trào Tây Sơn

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm vào năm nào?

  • A. 1771
  • B. 1777
  • C. 1785
  • D. 1802

Câu 2:Cuối năm 1788, nhà Thanh cử ai đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta?

  • A. Niên Canh Nghiêu
  • B. Ngao Bái
  • C. Tôn Sĩ Nghị
  • D. Ngô Tam Quế

Câu 3:Trước thế mạnh của quân Thanh, quân Tây Sơn đã:

  • A. Thực hiện kế hoạch rút khỏi Thăng Long, lui về phòng thủ phía nam
  • B. Chống trả kiên cường, thề chết bảo vệ Tổ quốc
  • C. Đầu hàng vô điều kiện
  • D. Lừa quân Thanh về nước

Câu 4:Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì?

  • A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.
  • B. Phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
  • C. Phong trào nhờ tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.
  • D. Cả A và B.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy cho biết cuộc tiến công của Nguyễn Huệ ra Bắc trong những năm 1786 – 1788 đạt được kết quả như thế nào?

Câu 2: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế có ý nghĩa gì đối với chiến thắng?


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

A

D

 

Tự luận: 

Câu 1:

+ Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Cuối tháng 7 - 1784, khoảng 5 vạn quân Xiêm theo hai đường thuỷ, bộ kéo sang nước ta. Cuối năm đó, quân Xiêm đã chiếm hết miền Tây Gia Định (miền Tây Nam Bộ ngày nay).

+ Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Ông đóng đại bản doanh ở Mỹ Tho, chọn khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

+ Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra ngày 19 - 1 - 1785. Chọn cách đánh nghi binh,

nhử quân Xiêm vào trận địa mai phục, nghĩa quân bất ngờ chặn đánh, kết hợp dùng

thuyền, bè lửa đốt cháy thuyền giặc, khiến quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết. Chỉ trong một ngày, quân Tây Sơn giành thắng lợi hoàn toàn.

Câu 2:

Việc Nguyễn Huệ lên ngôi vua có ý nghĩa với chiến thắng: 

- Trước thế giặc mạnh, cần đoàn kết lực lượng toàn dân trong một mặt trận thống nhất, cần có sự lãnh đạo của một nhà vua chính danh vị. Vì vậy, Nguyễn Huệ đã lên ngôi vua, dùng danh nghĩa Hoàng đế kêu gọi nhân dân chiến đấu. 

- Việc lên ngôi vua đã khẳng định Đại Việt là một quốc gia đã có chủ, khẳng định chủ quyền độc lập với quân xâm lược.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác