Đề số 6: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 7 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài:

  • A. Có bước phát triển mới về tính quyền lực
  • B. Lâm vào khủng hoảng sâu sắc
  • C. Chuyển sang một chế độ hoàn toàn khác
  • D. Không còn mang bản sắc phong kiến tập quyền

Câu 2: Thời Trịnh Giang, ai được trọng dụng?

  • A. Quan lại cao cấp có tài và thẳng thắn
  • B. Hoạn quan
  • C. Quan lại cấp thấp và người thân gia đình
  • D. Những người có học

Câu 3:Câu nào không đúng về tình trạng Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII?

  • A. Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm.
  • B. Tình trạng hạn hán, lũ lội dẫn đến nạn mất mùa liên tiếp xảy ra.
  • C. Đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ làm cho nhà cửa bị ngập, sản xuất nông nghiệp đình đốn.
  • D. Thủ công nghiệp, thương nghiệp may nhờ việc làm ăn với nước ngoài nên không bị sa sút.

Câu 4:Câu nào không đúng về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất?

  • A. Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam khởi nghĩa.
  • B. Ông xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ.
  • C. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
  • D. Sau khi ông bị quân triều đình giết năm 1769 thì cuộc khởi nghĩa cũng kết thúc.

II. Phần tự luận (6 điểm)

 

Câu 1: Em hãy cho biết tình hình chính trị của đàng ngoài giai đoạn thế kỉ XVIII. 

Câu 2: Nêu nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo các nội dung sau:

- Thời gian, số lượng:

- Pham vi hoạt động:

- Lực lượng tham gia:

- Mối quan hệ giữa các cuộc khởi nghĩa.


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

D

D

Tự luận: 

Câu 1:

Tình hình chính trị của Đàng Ngoài: 

- Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền đàng ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng. Phủ chúa thì quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính, hoành hành, đục khoét nhân dân. 

- Ruộng đất của nhân dan bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Hạn lụt, mất mùa liên tục xảy ra. Các đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ. Hàng chục huyện bị ngập, nhà cửa bị trôi dạt. Nhà nước đánh thuế rất nặng các sản phẩm, hàng hóa. Công thương nghiệp ngày càng sa sút, phố chợ điêu tàn. 

- Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải dời bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi. Cuộc sống người dân ngày càng thê thảm.

Câu 2:

- Thời gian, số lượng : Thời gian kéo dài từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XVIII với hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.

- Phạm vi hoạt động : khắp các trấn vùng đồng bằng Đàng Ngoài và vùng Thanh – Nghệ.

- Lực lượng tham gia : nông dân.

- Kết quả, ý nghĩa: thất bại; góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay, tạo tiền đề cho nghĩa quân Tây Sơn sau này tiến ra Đàng Ngoài lật đổ được thế lực họ Trịnh…


Bình luận

Giải bài tập những môn khác