Đề số 6: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 22 Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hoạt động đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ diễn ra vào năm nào?

  • A. 1863
  • B. 1868
  • C. 1863 – 1871
  • D. 1877 – 1882

Câu 2: Đến cuối thế kỉ XIX, tất cả những đề nghị cải cách có kết quả như thế nào?

  • A. Đều thất bại
  • B. Đều thành công
  • C. Đều bị Pháp chiếm thế thượng phong
  • D. Tương đối thành công nhưng người dân lại không được hưởng lợi

Câu 3: Một số quan lại, sĩ phu cho rằng chính nào của triều đình là nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh mất nước?

  • A. Lấy Nho giáo làm trọng
  • B. Chính sách “đóng cửa”
  • C. Quay lưng lại với những tiến bộ khoa học kĩ thuật đương thời
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 4: “Năm 1859, có một người Việt Nam đi sang các nước châu Âu. Ông đã nhìn thấy những chiếc đèn không cần thắp dầu vẫn sáng, những chiếc xe chạy mà không cần ngựa, bò kéo đi và tận mắt so sánh được khoảng cách của Việt Nam với những vùng đất xa xôi mà người dân lúc bấy giờ không hề biết đến.” Ông là ai?

  • A. Nguyễn Tất Thành
  • B. Phan Bội Châu
  • C. Nguyễn Tri Phương
  • D. Nguyễn Trường Tộ

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày tình hình của Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. 

Câu 2: Mặc dù không được thực hiện nhưng những trào lưu cải cách đã để lại ý nghĩa, tầm ảnh hưởng như thế nào? 


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

D

D

Tự luận:

Câu 1:

- Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta.Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

- Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. 

+ Chính trị: bộ máy chính quyền mục mát từ trung ương đến địa phương.

+ Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.

+ Xã hội: đời sống nhân dân khốn khổ, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

-> Tình hình trên làm cho các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

Câu 2:

Mặc dù không thực hiện được nhưng những ý tưởng cải cách của các sĩ phu yêu nước đã để lại những ý nghĩa: 

+ Đã gây được tiếng vang lớn, đánh vào những tư tưởng bảo thủ của mọi người lúc bấy giờ.

+ Phản ánh trình độ của người Việt Nam lúc bấy giờ, hiểu biết thức thời.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác