Đề số 5: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 20 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải một công trình kiến trúc/điêu khắc được xây dựng ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Kinh thành Huế
  • B. Chùa Thiên Mụ
  • C. Đình làng Đình Bảng
  • D. Chùa Một Cột

Câu 2: Với Cải cách Minh Mạng, cả nước được chia thành:

  • A. 30 tỉnh và 1 phủ
  • B. 14 phủ và 1 thành
  • C. 18 lộ và 2 phủ
  • D. 63 tỉnh thành 

Câu 3: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh đã:

  • A. Thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất
  • B. Áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa tiên tiến ở các nước phương Tây nhằm tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân.
  • C. Cầu cứu viện trợ từ nhà Mãn Thanh, xây dựng một nhà nước phong kiến theo kiểu cũ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Vì sao nhà thờ mọc lên ở khắp nơi nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Vì nhà Nguyễn chủ trương lấy Công giáo làm quốc giáo
  • B. Vì nhà thờ có thể tạo công ăn việc làm cho người dân
  • C. Vì số người theo Công giáo ngày càng đông
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế ra đời trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Qua việc kí kết các Hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

A

C

Tự luận:

Câu 1:

Hoàn cảnh ra đời của những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế: chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

-> Tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài đã mạnh dạn gửi lên triều đình Huế những bản điều trần, đề nghị cải cách

Câu 2:

Việc kí kết hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt cho thấy sự yếu đuối, bất lực, bạc nhược của Triều đình Huế, không lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược mà nhanh chóng đầu hàng Pháp.

 Các bản Hiệp ước này đã từng bước đặt dấu chấm hết cho triều đại phong kiến Việt Nam với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đặt Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác