Đề số 5: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 18 Đông Nam Á

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp từ khi nào?

  • A. Đầu thế kỉ XIX
  • B. Cuối thế kỉ XIX
  • C. Đầu thế kỉ XX
  • B. Cuối thế kỉ XX

Câu 2: Khởi nghĩa Yên Thế do ai lãnh đạo?

  • A. Vua Hàm Nghi
  • B. Nguyễn Tri Phương
  • C. Phan Đình Phùng
  • D. Hoàng Hoa Thám

Câu 3: Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là:

  • A. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)
  • B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1880 – 1925)
  • C. Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1931 – 1938)
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Jose’ Rizal?

  • A. Là người lãnh đạo Liên minh Philippines
  • B. Bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử năm 1896
  • C. Ngày nay, ở Thủ đô Manila, tại nơi ông bị xử tử, người ta đã xây dựng quảng trường mang tên ông.
  • D. Trong phong trào giải phóng dân tộc, ông đi theo xu hướng bạo động.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-lip-pin từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật?

Câu 2: Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập tương đối. Vì sao lại có được kết quả đó.


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

A

D

Tự luận: 

Câu 1:

- Năm 1782: 

+ Nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha. 

+ Cuối ngày, cuộc khởi nghĩa thất bại. 

- Cuối thế kỉ XIX: 

+ Xuất hiện 2 xu hướng: 

    • Cải cách của Hô-xê-ri-đan.

    • Bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.

+ Cả 2 xu hướng này đều khơi dậy ý thức dân tộc, chuẩn bị tiền đề cho cao trào cách mạng sau này.

- 1896 – 1898: 

+ Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

+ Nước Cộng hòa Phi-lip-pin ra đời, sau đó bị Mỹ thôn tính.

Câu 2:

- Đến cuối thế kỉ XIX, tại Đông Nam Á chỉ có quốc gia Xiêm giữ được nền độc lập tương đối. 

- Xiêm giữ được nền độc lập tương đối là do: 

+ Những chính sách cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, quân sự,…

+ Chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng “mở cửa”, những cuộc cải cách giúp cho Xiêm hòa nhập được với sự phát triển chung của thế giới. 

+ Chính sách ngoại giao “mềm dẻo”: chủ động “mở cửa” với các nước trên thế giới, lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh-Pháp, cắt một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền của đất nước.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác