Đề số 5: Đề kiểm tra công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 10 Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi

 III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

 ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi ủ men bột sắn thì khi ủ xong phải có màu gì?

  • A. Vàng nâu
  • B. Vàng ươm
  • C. Vàng rơm
  • D. Trắng xám

Câu 2: Cách kiểm tra độ ẩm nhanh khi thực hành phương pháp ủ men tinh bột: nắm chặt nguyên liệu sau khi phối trộn và bổ sung nước trong lòng bàn tay sau đó mở tay ra. Nguyên liệu chưa đủ ẩm sẽ:

  • A. Đóng cục không như mong muốn
  • B. Tơi, rời nhau
  • C. Dính chặt vào lòng bàn tay
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 3: Đâu không phải ý nghĩa của việc bảo quản thức ăn chăn nuôi?

  • A. Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi.
  • B. Tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
  • C. Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép.
  • D. Tiết kiệm chi phí thức ăn.

Câu 4: “Trộn đều nguyên liệu với men giống theo tỉ lệ 1 kg men giống cho 200 kg thức ăn” là nằm trong bước nào của quy trình ủ men nguyên liệu thức ăn tinh bột?

  • A. Chuẩn bị nguyên liệu
  • B. Xử lí
  • C. Tiến hành ủ
  • D. Bảo quản

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Liệt kê phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Câu 2: Để cải thiện chất lượng thức ăn ủ chua, chúng ta cần phải làm gì?


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

B

B

Tự luận: 

Câu 1

(3 điểm)

Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm:

- Sản xuất thức ăn ủ chua.

- Sản xuất thức ăn ủ men.

- Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Câu 2

(3 điểm)

Để cải thiện chất lượng thức ăn ủ chua có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn như: rỉ mật, cám gạo, bột ngô hay các enzyme phân giải xơ hoặc sử dụng giống khởi động.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác