Đề thi cuối kì 1 Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Nhân giống vật nuôi gồm 2 phương pháp:

  • A. nhân giống thuần chủng và thụ tinh trong ống nghiệm
  • B. lai xa và lai cải tạo
  • C. thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm
  • D. nhân giống thuần chủng và lai giống

Câu 2: (NB) Trong các chất khoáng sau chất nào không phải là chất khoáng vi lượng?

  • A. Ca
  • B. Fe.
  • C. Co.
  • D. Mn.

Câu 3: (NB)  Con vật nào có thể cung cấp sức kéo cho canh tác?

  • A. gà
  • B. lợn
  • C. dê
  • D. trâu

Câu 4 (NB):  Ngoại hình của vật nuôi là

  • A. chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi
  • B. đặc điểm bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống
  • C. sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật.
  • D. mức độ sản xuất ra sản phẩm của con vật

Câu 5 (NB):  Đâu không phải là đặc điểm của mô hình chăn nuôi bền vững?

  • A. phát triển kinh tế
  • B. đảm bảo an toàn sinh học
  • C. nâng cao đời sống cho người dân
  • D. bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên

Câu 6 (NB): Thức ăn lên men lỏng không giúp

  • A. tăng cường tính ngon miệng
  • B. tăng tiêu hoá hấp thu
  • C. tăng tỉ lệ nạc thịt
  • D. giảm tỉ lệ mắc tiêu chảy ở vật nuôi

Câu 7 (NB): Sinh trưởng là

  • A. sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật.
  • B. chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi liên quan tới sức sản xuất, khả năng thích nghi với điều kiện cơ thể sống của con vật.
  • C. đặc điểm bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống
  • D. mức độ sản xuất ra sản phẩm của con vật

Câu 8 (NB):  Đâu không phải một enzyme trong nhóm enzyme phân giải xơ?

  • A. Cellulase
  • B. Xylanase
  • C. Tripcase
  • D. β-glucanase

Câu 9 (NB): Câu nào sau đây đúng về phương pháp ủ chua thức ăn?

  • A. Thức ăn ủ chua được sản xuất bằng phương pháp lên men acid sulfuric bởi các acid amin có sẵn trong tự nhiên.
  • B. Acid amin lên men đường trong thức ăn để sản sinh lactic acid và các acid hữu cơ khác làm giảm pH của thức ăn, giúp thức ăn chuyển sang trạng thái “chín sinh học” và bảo quản được trong thời gian dài.
  • C. Có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn như: rỉ mật, cám gạo, bột ngô hay các enzyme phân giải xơ hoặc sử dụng giống khởi động (chế phẩm vi khuẩn lactic thương mại).
  • D. Ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, thức ăn được ủ chua lộ thiên trên nông trường.

Câu 10 (NB): Một trong các điều kiện để một nhóm vật nuôi được công nhận là giống vật nuôi là?

  • A. Các đặc điểm về ngoại hình và năng suất khác nhau
  • B. Có một số lượng cá thể không ổn định
  • C. Có chung nguồn gốc
  • D. Có tính di truyền không ổn định.

Câu 11 (NB): Lai xa là

  • A. phương pháp lai giữa các cá thể giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn.
  • B. phương pháp lai khi mà vật nuôi chỉ có được một số đặc điểm tốt nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tạo để giống vật nuôi trở nên hoàn thiện hơn
  • C. phương pháp lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.
  • D. phương pháp lai khi mà vật nuôi đã đáp ứng đủ nhu cầu nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tiến

Câu 12 (NB): Khả năng lây truyền của bệnh đóng dấu lợn như thế nào?

  • A. Không lây truyền
  • B. Chỉ lây truyền sang các loài động vật khác
  • C. Chỉ lây truyền sang con người
  • D. Có thể lây sang người và một số loài động vật khác

Câu 13 (NB): Thức ăn giàu năng lượng là các loại thức ăn có:

  • A. Hàm lượng xơ thô dưới 28%, protein thô dưới 20%
  • B. Hàm lượng xơ thô dưới 18%, protein thô dưới 20%
  • C. Hàm lượng xơ thô dưới 18%, protein thô dưới 28%
  • D. Hàm lượng xơ thô dưới 36%, protein thô dưới 40%

Câu 14 (NB): Tác dụng của các loại cảm biến trong chăn nuôi là

  • A. Theo dõi các chỉ số của vật nuôi, môi trường.
  • B. Theo dõi được thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của vật nuôi
  • C. Phát hiện bệnh dịch và chữa các loại bệnh đơn giản
  • D. Điều chỉnh các yếu tố môi trường khi phát hiện có sự chênh lệch lớn.

Câu 15 (NB): Đâu là một nhóm bệnh chính ở vật nuôi?

  • A. Bệnh quá nạc thịt
  • B. Bệnh tự kỷ ám thị
  • C. Bệnh sinh sản
  • D. Bệnh rối loạn tiêu hoá

Câu 16 (NB): Cám đậu xanh thuộc loại thức ăn nào sau đây?

  • A. Thức ăn protein động vật
  • B. Thức ăn protein thực vật
  • C. Thức ăn protein có nguồn gốc từ vi sinh vật
  • D. Thức ăn nhóm carbohydrate

Câu 17 (TH): Nhu cầu Vitamin của vật nuôi phụ thuộc vào

(1) tình trạng sinh lí

(2) giai đoạn sản xuất

(3) giai đoạn sinh trưởng

(4) năng suất của vật nuôi

(5) độ tuổi

(6) giống loài.

Các phát biểu đúng là

  • A. 1, 3, 4, 5.
  • B. 1, 3, 5, 6.
  • C. 1, 2, 4, 5.
  • D. 1, 2, 4, 6.

Câu 18 (TH): Vì sao chăn nuôi bền vững vừa phát triển kinh tế xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường? Chọn đáp án sai

  • A. đem lại năng suất và chất lượng cao, tạo việc làm, mở rộng các doanh nghiệp có ngành nghề liên quan
  • B. trang trại được tổ chức theo hình thức khép kín, có hệ thống giám sát.
  • C. tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào
  • D. tận dụng phụ phẩm giảm chất thải hạn chế ô nhiễm môi trường

Câu 19 (TH): “Trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, dê Bách Thảo cho sản lượng sữa thấp hơn dê Alpine” thể hiện vai trò gì của giống vật nuôi

  • A. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
  • B. Điều kiện chăm sóc kém, nhưng giống tốt thì sản phẩm chăn nuôi vẫn tốt
  • C. Điều kiện chăm sóc kém, nhưng giống tốt thì năng suất chăn nuôi vẫn cao
  • D. Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Câu 20 (TH):  Đối với bệnh đóng dấu lợn, mầm bệnh là:

  • A. Vi khuẩn Gram dương Bacterial crixiopathrix
  • B. Vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae
  • C. Vi khuẩn Gram âm Bacterial crixiopathrix
  • D. Vi khuẩn Gram âm Erysipelothrix rhusiopathiae

Câu 21 (TH): Cho các ý sau:

(1) Cấy phôi vào cơ thể vật nuôi

(2) Hút trứng từ buồng trứng của con cái, nuôi trứng trưởng thành

(3) Cho trứng và tinh trùng thụ tinh

(4) Nuôi cấy trứng trong phòng thí nghiệm

(5) Nuôi cấy phôi

(6) Lấy tinh trùng từ con đực

Sắp xếp thứ tự đúng các công việc cần làm để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.

  • A. 2; 4; 6; 3; 5; 1
  • B. 2; 6; 4; 3; 5; 1
  • C. 2; 3; 4; 5; 6; 1
  • D. 1; 6; 4; 3; 5; 2

Câu 22 (TH):  “Lai giữa gà trống Hồ với gà mái Lương Phượng để tạo ra con lai F1, sau đó con mái F1 được cho lai với con trống Mía để tạo ra con lai F2 (Mía x Hổ x Phượng) là giống gà thịt lông màu thả vườn”. đây là ví dụ về phương pháp lai nào?

  • A. Lai thuần chủng
  • B. Lai kinh tế đơn giản
  • C. Lai cải tiến
  • D. Lai kinh tế phức tạp

Câu 23 (TH): Cho các ý sau:

(1)  Chọn lọc bản thân, chủng sẽ được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn về nuôi dưỡng và chăm sóc

(2) Kiểm tra đời con nhằm xác định khả năng di truyền những tính trạng tốt của bản thân con vật cho đời sau

(3) Chọn lọc tổ tiên nhìn vào phả hệ để xem tổ tiên có tốt hay không

Hãy sắp xếp các ý trên theo thứ tự tiến hành phương pháp chọn lọc cá thể

  • A. 3; 2; 1
  • B. 2; 1; 3
  • C. 3; 1; 2
  • D. 1; 2; 3

Câu 24 (TH): Đâu không phải vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong chăn nuôi?

  • A. Về khoa học: đóng góp những tri thức và kinh nghiệm quý báu cho nghiên cứu về chăn nuôi.
  • B. Về kinh tế: giảm chi phí trị bệnh và chống dịch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi.
  • C. Đối với sức khoẻ cộng đồng: cung cấp thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn; ngăn ngừa bệnh lây từ động vật sang người.
  • D. Về bảo vệ môi trường: giảm nguy cơ tồn tại, phát tán mầm bệnh, giảm sử dụng các biện pháp chống dịch; tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và rút ngắn thời gian nuôi.

Câu 25 (TH): Ligninase trong chế biến thức ăn chăn nuôi được sử dụng để:

  • A. Lên men (ủ chua) thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại nhằm tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu lignin của vi sinh vật trong dạ cỏ.
  • B. Kích thích quá trình lên men (ủ chua) thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại, giúp tăng cường tính chất của ase trong tiêu hoá của động vật.
  • C. Loại bỏ các chất độc hại, những thành phần gây cản trở việc hấp thu, tiêu hoá của vật nuôi trong thức ăn.
  • D. Khống chế lượng chất độc hại tồn dư do các chất cấm có thể gây ra.

Câu 26 (TH):  Ví dụ nào thể hiện khẩu phần ăn của vật nuôi:

  • A. Năng lượng 3000kcal
  • B. P 13g, Vitamin A
  • C. Tấm 1.5kg, bột sắn 0.3 kg
  • D. Fe 13g, NaCl 43g

Câu 27 (TH): Làm thế nào người ta có thể nâng cao được năng suất của lợn Landrace?

  • A. Chọn ra con cái có tính trạng tốt nhất và con đực có tính trạng tốt nhất trong đàn
  • B. Chọn ra hai con lợn khác giới bất kì
  • C. Loại bỏ những con lợn có biểu hiện bệnh tật hoặc năng suất kém
  • D. Đáp án khác

Câu 28 (TH):  Thức ăn ủ chua sau 3 – 4 tuần phải đạt được yêu cầu gì thì mới được coi là đạt yêu cầu?

  • A. Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, mềm, không nhũn nát, mùi chua nhẹ, không mốc, có mùi lạ
  • C. Có màu trắng vàng, mềm, không nhũn, không mốc, có mùi thơm thoang thoảng.
  • D. Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, mềm, không nhũn nát, mùi chua nhẹ, không mốc, không có mùi lạ

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm) (VD) Hãy trình bày những yêu cầu bảo quản nguyên liệu thức ăn cho vật nuôi. Liên hệ thực tiễn, nêu cách bảo quản  nguyên liệu thức ăn cho vật nuôi chủ yếu tại địa phương?

Câu 2: (1 điểm) (VDC) Vì sao lợn được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có ít nguy cơ bị nhiễm giun, sán hơn so với lợn được nuôi theo phương thức chăn thả tự do?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1. D2. A3. D4. B5. B6. C7. A
8. C9. C10. C11. C12. D13. B14. C
15. C16. B17. C18. B19. A20. B21. A
22. D23. C24. A25. A26. C27. A28. D

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

Bảo quản trong kho nguyên liệu hoặc silo

 + Nguyên liệu đổ đống trong kho.

 + Kho bảo quản cần khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.

 + Silo có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, thông thoáng khí.

 + Phun thuốc diệt côn trùng, nấm mốc trước khi nhập nguyên liệu vào kho.

Bảo quản kho lạnh

 + Kho có hệ thống kiểm soát nhiệt độ ( < 250C), độ ẩm.

 + Nguyên liệu được xếp trên các giá.

Bảo quản trong thùng, bể,…

 + Có khu vực bảo quản nguyên liệu lỏng riêng.

 + Thùng, bể,…phải có nắp đậy và để ở nơi thoáng mát.

 + Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh thùng/bể,…

HS nêu cách bảo quản nguyên liệu thức ăn mà địa phương áp dụng chủ yếu (1 trong 3 cách trên)

Câu 2:

Lợn được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp thường được đảm bảo vệ sinh tốt hơn, trong khi lợn được nuôi theo phương thức chăn thả tự do thì có nhiều nguy cơ tiếp xúc hơn với mầm bệnh trong môi trường sống.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều, đề thi cuối kì 1 Công nghệ chăn nuôi 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác