Đề thi cuối kì 2 Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 2 MÔN CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 2

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Nhiệt độ của phương pháp ủ hỗn hợp là bao nhiêu?

  • A. 100°C.
  • B. 65 – 70°C.
  • C. 53°C.
  • D. 40,5°C.

Câu 2: Đâu không phải biểu hiện của con vật bị bệnh chướng hơi dạ cỏ?

  • A. Dạ cỏ căng to, nhất là ở hõm hông bên trái.
  • B. Lưng hơi lõm xuống.
  • C. Ngừng ăn.
  • D. Khó thở và có thể chết do ngạt thở trong trường hợp cấp tính.

Câu 3: Đối với lợn thịt có khối lượng 10 – 35kg thì mật độ nuôi là bao nhiêu?

  • A. 0,4 – 0,5 m2/con.
  • B. 0,7 – 0,8 m2/con.
  • C. 1,4 – 1,5 m2/con.
  • D. 1,7 – 1,8 m2/con.

Câu 4: Theo tiêu chuẩn VietGAP, câu nào sau đây đúng về yêu cầu khi nuôi dưỡng?

  • A. Cung cấp không gian sống theo nhu cầu của tất cả vật nuôi theo khẩu phần ăn.
  • B. Thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, sạch, an toàn, có thể chứa lượng nhỏ độc tố nấm mốc, vi sinh vật có hại, kháng sinh và chất cấm.
  • C. Nước uống được cung cấp từ ao, hồ, sông,... bất kì.
  • D. Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu của từng loại vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng.

Câu 5: Bệnh cúm gia cầm là

  • A. một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia cầm.
  • B. một trong những bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm nhất ở gia cầm.
  • C. một trong những bệnh kí sinh trùng nguy hiểm nhất ở gia cầm.
  • D. một trong những bệnh kí sinh trùng ít nguy hiểm nhất ở gia cầm.

Câu 6: Sản phẩm nào dưới đây có thời gian bảo quản tối đa 48 giờ?

  • A. Thịt mát.
  • B. Trứng gà tươi.
  • C. Sữa tươi nguyên liệu.
  • D. Sữa tươi thanh trùng.

Câu 7: Đâu là chế độ dinh dưỡng của giai đoạn sau cai sữa của lợn thịt?

  • A. Khẩu phần ăn có hàm lượng protein thô 16 – 18%, nhu cầu năng lượng (ME) 3200 Kcal/kg. Nước uống sạch và đầy đủ theo nhu cầu.
  • B. ME và protein cao: protein thô 20%, ME 3300 Kcal/kg. Khẩu phần phải được chế biến tốt, cho ăn nhiều bữa/ngày.
  • C. Khẩu phần ăn giảm protein thô 13%, ME 3200 Kcal/kg. Nước uống sạch và đầy đủ theo nhu cầu.
  • D. Khẩu phần ăn có lượng ME và protein thấp. Khẩu phần ăn phải được chế biễn kĩ lưỡng.

Câu 8: Phương thức quản lí "cùng vào - cùng ra" theo thứ tự ưu tiên nào sau đây?

  • A. Cả khu → từng chuồng → từng dãy chuồng → từng ô.
  • B. Từng ô → từng chuồng → từng dãy chuồng → cả khu.
  • C. Cả khu → từng dãy chuồng → từng chuồng → từng ô.
  • D. Từng ô → từng dãy chuồng → từng chuồng → cả khu.

Câu 9: Đâu không phải chất thải lỏng trong chăn nuôi?

  • A. Nước tiểu.
  • B. Nước tắm.
  • C. Nước sông.
  • D. Nước rửa chuồng.

Câu 10: Ở mô hình chăn nuôi gà đẻ công nghệ cao, gà được nuôi tập trung trong

  • A. chuồng kín có hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động và hệ thống camera giám sát.
  • B. chuồng kín có hệ thống biến đổi tiểu khí hậu và hệ thống cảm biến.
  • C. chuồng hở có hệ thống lưu thông gió và hệ thống camera giám sát.
  • D. chuồng hở có hệ thống cảm biến tác động môi trường xung quanh.

Câu 11: Cho các ý sau:

- Thời gian nuôi từ ngày bỏ quây úm đến xuất bán. - Thời gian nuôi từ ngày bỏ quây úm đến xuất bán.

- Mật độ nuôi: 8 – 10 con/mẻ. Nhiệt độ chuồng nuôi: 20 – 22 °C, độ ẩm < 75%. - Mật độ nuôi: 8 – 10 con/mẻ. Nhiệt độ chuồng nuôi: 20 – 22 °C, độ ẩm < 75%.

- Thức ăn có hàm lượng protein 17%. Cho gà ăn 4 lần/ngày đêm. Nước cho uống tự do. - Thức ăn có hàm lượng protein 17%. Cho gà ăn 4 lần/ngày đêm. Nước cho uống tự do.

- Thức ăn, nước uống phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh. Tiêm vaccine phòng các bệnh: ND, IB, Gumboro, ... - Thức ăn, nước uống phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh. Tiêm vaccine phòng các bệnh: ND, IB, Gumboro, ...

Những ý trên đây thuộc bước nào trong quy trình nuôi gà thịt công nghiệp?

  • A. Nuôi thịt.
  • B. Xuất chuồng.
  • C. Nấu ăn.
  • D. Kiểm định chất lượng.

Câu 12: Theo tiêu chuẩn VietGAP, chuồng trại phải được thiết kế phù hợp với

  • A. mục đích sản xuất, cơ chế vận hành nhà máy, khả năng tài chính.
  • B. từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi và mục đích sản xuất.
  • C. đối tượng vật nuôi, quy mô sản xuất và tình trạng của thị trường.
  • D. từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi.

Câu 13: Chăn nuôi công nghệ cao là

  • A. mô hình chăn nuôi đáp ứng đủ mọi quy chuẩn của Cách mạng công nghiệp 4.0.
  • B. mô hình chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, máy móc hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và giảm nhân công lao động.
  • C. yếu tố nền tảng của xây dựng một đất nước có sự tự chủ cao, không lo ràng buộc với các nước trên thế giới.
  • D. mô hình chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, là yếu tố nền tảng của xây dựng một đất nước có sự tự chủ cao, không lo ràng buộc với các nước trên thế giới.

Câu 14: Dưới đây là những yêu cầu khi làm mái chuồng. Ý nào không đúng?

  • A. Làm cao 3 – 4 m để đảm bảo thông thoáng.
  • B. Mái nên sử dụng vật liệu cách nhiệt (tôn lạnh, tôn kẽm,...) giúp chống nóng.
  • C. Mái có độ dốc 30 – 40% để tránh đọng nước.
  • D. Ưu tiên làm kiểu 3 mái.

Câu 15:  Nhiệt độ kho để bảo quản thịt mát là bao nhiêu?

  • A. -5 – 0°C.
  • B. 0 – 4°C.
  • C. 4 – 10°C.
  • D. 10 - 15°C.

Câu 16: Ngày nay, PCR được ứng dụng rộng rãi trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho vật nuôi, nhất là các bệnh do

  • A. kí sinh trùng.
  • B. virus và vi khuẩn.
  • C. con người.
  • D. sự nóng lên toàn cầu.

Câu 17: Đâu không phải chất thải rắn trong chăn nuôi?

  • A. Phân.
  • B. Đất.
  • C. Chất độn chuồng.
  • D. Thức ăn thừa hoặc rơi vãi.

Câu 18: Câu nào sau đâyđúng về hệ thống thu trứng tự động trong chuồng nuôi gà đẻ công nghệ cao?

(1) Hệ thống thu trứng tự động thường được áp dụng trong các trang trại gà đẻ nuôi chăn thả ngoài trời.

(2) Trứng từ các khu vực chuồng nuôi sẽ được thu gom tự động và theo hệ thống băng tải chuyển về khu xử lí để xếp khay.

(3) Quy trình khép kín bao gồm xử lí trứng qua máy soi, cân và phân loại trứng theo trọng lượng. Khi soi qua thiết bị hiện đại, trứng được tiệt trùng bằng tia UV, loại bỏ trứng có tia máu, nứt vỡ, tránh bị vi khuẩn xâm nhập.

(4) Hệ thống có chức năng rửa và vệ sinh tự động, thiết bị máy móc luôn sạch sẽ, đảm bảo trứng chất lượng cao – sạch - an toàn đến tay người tiêu dùng.

  • A.   (1), (3), (4).
  • B.   (1), (2), (4).
  • C.   (2), (3), (4).
  • D.   (1), (2), (3).

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

1.    Bò sữa được nuôi trong hệ thống chuồng nửa kín nửa hở năm dãy có hệ thống thay đổi tiểu khí hậu chuồng nuôi.

2.    Hệ thống làm mát tự động được lập trình dựa vào các cảm biến khí hậu trong và ngoài chuồng nuôi.

3.    Mỗi con bò được gắn chíp điện tử để kiểm soát tình trạng sức khoẻ, phát hiện động dục ở bò cái.

4.    Khu vực vắt sữa tách riêng với khu vực nuôi bò và khép kín hoàn toàn.

Số phát biểu sai về chuồng nuôi bò sữa áp dụng công nghệ cao là:

  • A.   1.
  • B.   2.
  • C.   3.
  • D.   4.

Câu 20: Trong các yêu cầu sau:

1.    Phải có quy trình phòng bệnh phù hợp với từng đối tượng nuôi.

2.    Có nguồn cung tài chính từ các công ty lớn cùng ngành.

3.    Có đầy đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.

4.    Có bác sĩ thú y theo dõi sức khoẻ vật nuôi.

Các yêu cầu để quản lí dịch bệnh đối với một trang trại theo tiêu chuẩn VietGAP là

  • A.   (1), (3), (4).
  • B.   (1), (2), (4).
  • C.   (2), (3), (4).
  • D.   (1), (2), (3).

Câu 21: Dưới đây là các yêu cầu xây dựng chuồng nuôi. Ý nào không đúng?

  • A. Chia khu riêng biệt: nhà trực, khu cách li, khu làm việc của nhân viên kĩ thuật, nhà kho, khu chế biến thức ăn, khu chăn nuôi, khu vệ sinh khử trùng, khu thay quần áo cho công nhân, khu xử lí chất thải,...
  • B. Thiết kế chuồng: phù hợp với từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi và thuận tiện trong nuôi dưỡng, chăm sóc.
  • C. Dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi: đầy đủ, phù hợp với đối tượng vật nuôi và từng giai đoạn sinh trưởng. Trang thiết bị chăn nuôi phải đảm bảo hiệu quả, an toàn và dễ vệ sinh.
  • D. Hệ thống xử lí chất thải: chỉ cần làm tối giản, đủ để loại bỏ một số chất độc hại. Chất thải chăn nuôi ít gây hại cho môi trường.

Câu 22: Cho các phát biểu sau:

1.    Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót được làm bằng vật liệu hữu cơ (trấu, mùn cưa,...) trộn với chế phẩm sinh học.

2.    Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đệm lót sinh học giúp phân huỷ chất thải của vật nuôi, giảm khí độc, khử mùi hôi đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh vật theo hướng có lợi cho vật nuôi.

3.    Biện pháp tuy gia tăng công lao động và lượng nước thải nhưng có lợi thế là không cần tắm cho vật nuôi và cọ rửa chuồng nuôi.

4.    Đệm lót sinh học cũng tạo môi trường thân thiện, giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

Các phát biểu đúng về biện pháp sử dụng đệm lót sinh học là

  • A.   (1), (3), (4).
  • B.   (1), (2), (4).
  • C.   (2), (3), (4).
  • D.   (1), (2), (3).

Câu 23: Vì sao chăn nuôi là một trong những nhân tố chính tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu?

  • A. Vì chăn nuôi phát thải một lượng lớn khí nhà kính vào môi trường.
  • B. Vì các nước đầu tư ồ ạt vào chăn nuôi.
  • C. Vì hầu hết ngành chăn nuôi trên thế giới không đi theo hướng hiện đại.
  • D. Vì chăn nuôi phát thải một lượng lớn khí O2 vào môi trường.

Câu 24: Khi muối trứng, nếu chúng ta chuẩn bị nguyên liệu là 10 quả trứng gà, 1.5L nước, 250g muối ăn thì ta cần bao nhiêu rượu trắng?

  • A. 5 mL rượu trắng.
  • B. 50 mL rượu trắng.
  • C. 0,5L rượu trắng.
  • D. 50 mL rượu trắng.

Câu 25: Độ ẩm kho 70 – 80% là yêu cầu bảo quản của loại sản phẩm nào?

  • A. Thịt đông lạnh.
  • B. Trứng gà tươi.
  • C. Trứng gà đã qua chế biến.
  • D. Sữa tươi thanh trùng.

Câu 26: Câu nào sau đây không đúng về tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?

  • A. Lượng thức ăn thừa, xác vật nuôi, vật dụng chăm sóc,... là một yếu tố làm tăng lượng chất thải.
  • B. Người ta ước tính rằng chỉ có khoảng 90% lượng chất thải chăn nuôi được xử lí, phần còn lại được thải trực tiếp ra môi trường.
  • C. Chăn nuôi là nguồn phát sinh chất thải rất lớn.
  • D. Khối lượng chất thải của lợn nuôi ở trang trại thải vào môi trường ở Việt Nam năm 2017 là 1,606 triệu tấn.

Câu 27: Khi sử dụng bể biogas, các vi khuẩn kị khí sẽ phân huỷ chất hữu cơ trong chất thải thành hỗn hợp khí sinh học, phần lắng cặn và nước thải. Hãy chỉ ra khí sinh học ở đây.

  • A. Chủ yếu là CH3 (chiếm 60 – 70%) và các khí N2O, CO2, HCl,…
  • B. Chủ yếu là CO2 (chiếm 40 – 50%) và các khí CH3, CH4, N2O,…
  • C. Chủ yếu là CH4 (chiếm 50 – 70%) và các khí CO2, N2, H2, CO,…
  • D. Chủ yếu là CH4 (chiếm 60 – 70%) và các khí CO2, N2, H2, CO,…

Câu 28: Trong mô hình sau:

 Hinh 1

Số (4) là

  • A. Hầm biogas.
  • B. Bể chứa bùn.
  • C. Biogas.
  • D. Các bể sinh học tuỳ hệ thống: bể lắng, bể hiếu khí, hồ sinh học.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: Hãy so sánh ưu và nhược điểm của phương pháp ủ nóng và ủ lạnh chất thải chăn nuôi.

Câu 2: Trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP thì sàn và lối đi trong chuồng trại bằng vật liệu không trơn trượt. Hãy cho biết mối liên hệ của đặc điểm trên với an toàn lao động trong chăn nuôi?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1.             C2.             B3.             A4.             D5.             A6.             C7.             B
8.             C9.             C10.          A11.          A12.          B13.          B14.          D
15.          B16.          B17.          B18.          C19.          A20.          A21.          D
22.          B23.          A24.          D25.          B26.          B27.          D28.          A

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

* Ủ nóng:

- Ưu điểm: Phân hủy nhanh, tốn ít thời gian so với các phương pháp khác; tiêu diệt tất cả các tác nhân gây hại như virus, ký sinh trùng, hạt giống cỏ dại, giun đũa, nấm mốc; sản phẩm phân có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các phương pháp khác. - Ưu điểm: Phân hủy nhanh, tốn ít thời gian so với các phương pháp khác; tiêu diệt tất cả các tác nhân gây hại như virus, ký sinh trùng, hạt giống cỏ dại, giun đũa, nấm mốc; sản phẩm phân có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các phương pháp khác.

- Nhược điểm: Tốn nhiều năng lượng để duy trì quá trình ủ nóng, phải kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình ủ. - Nhược điểm: Tốn nhiều năng lượng để duy trì quá trình ủ nóng, phải kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình ủ.

* Ủ nguội:

- Ưu điểm: Không tốn nhiều năng lượng, dễ thực hiện và không cần quá nhiều kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm; phù hợp cho việc ủ phân trong những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi. - Ưu điểm: Không tốn nhiều năng lượng, dễ thực hiện và không cần quá nhiều kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm; phù hợp cho việc ủ phân trong những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Nhược điểm: Quá trình phân hủy diễn ra chậm hơn so với ủ nóng, không tiêu diệt hết được tất cả các tác nhân gây hại; sản phẩm phân ít dinh dưỡng hơn so với ủ nóng. - Nhược điểm: Quá trình phân hủy diễn ra chậm hơn so với ủ nóng, không tiêu diệt hết được tất cả các tác nhân gây hại; sản phẩm phân ít dinh dưỡng hơn so với ủ nóng.

Câu 2:

Thiết kế sàn và lối đi trong chuồng trại bằng vật liệu không trơn trượt có liên quan rất lớn đến an toàn lao động trong chăn nuôi. Việc chọn vật liệu không trơn trượt giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động liên quan đến trượt, ngã và bị thương khi làm việc trong chuồng trại.

Khi sàn và lối đi trong chuồng trại được thiết kế bằng vật liệu trơn trượt như gạch men, đá hoa cương, gỗ... sẽ dễ dàng trơn trượt khi tiếp xúc với chất lỏng hoặc chất thải, đặc biệt là trong điều kiện ẩm ướt và trơn trượt. Điều này gây nguy hiểm cho người làm việc trong chuồng trại, đặc biệt là trong các trang trại chăn nuôi lớn, nơi có số lượng gà đông đảo và di chuyển nhanh.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều, đề thi cuối kì 2 Công nghệ chăn nuôi 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác