Đề thi giữa kì 1 Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (NB): Ý nào không phải là vai trò của chăn nuôi đối với đời sống kinh tế - xã hội?

  • A. Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
  • B. Cung cấp các tế bào, mô, cơ quan, động vật sống cho các nghiên cứu khoa học
  • C. Cung cấp sức kéo cho canh tác, khai thác, vận chuyển..
  • D. Cung cấp thiết bị, máy móc cho các nghành nghề khác.

Câu 2 (NB): Triển vọng của ngành chăn nuôi là

  • A. thu hút nhiều nhà đầu thư quốc tế
  • B. hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững
  • C. ngày càng có nhiều nhân lực, nhân công có trình độ
  • D. mở rộng quy mô lớn, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Câu 3 (TH): Ý nào sau đây không phải là yêu cầu cơ bản đối với người lao động làm việc trong ngành chăn nuôi?

  • A. có kiến thức, kĩ năng về chăn nuôi và kinh tế
  • B. có khả năng áp dụng công nghệ, vận hành các thiết bị công nghệ cao trong săn nuôi, sản xuất
  • C. có khả năng linh hoạt sáng tạo, giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi sử dụng máy móc công nghệ cao
  • D. chăm chỉ trong công việc

Câu 4 (NB): Đâu không phải là xu hướng phát triển của chăn nuôi?

  • A. phát triển mô hình chăn nuôi hiện đại
  • B. đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăn nuôi
  • C. đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu thức ăn và thức ăn bổ sung.
  • D. thu hút đầu tư từ nước ngoài, tập trung nguồn lực để trở thành nền kinh tế mũi nhọn.

Câu 5 (TH): Ưu điểm của việc ứng dụng máy móc, công nghệ cao vào chăn nuôi so với chăn nuôi truyền thống là? Chọn đáp án sai.

  • A. tăng năng suất, giảm sức lao động
  • B. giảm nhân công
  • C. cần nhân công có trình độ cao
  • D. giúp quản lý và chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn

Câu 6 (TH): Điểm giống nhau giữa mô hình chăn nuôi bền vững và chăn nuôi thông minh.

  • A. sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả sản xuất
  • B. Đề cao một cách tiếp cận bền vững và hạn chế sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu và kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi
  • C. tập trung vào sử dụng công nghệ để tối ưu hoá hoạt động sản xuất và cải thiện hiệu quả
  • D. sử dụng công nghệ để giám sát quá trình sản xuất và cải thiện quy trình vận hành

Câu 7 (NB): Vật nuôi địa phương là?

  • A. là vật nuôi có nguồn gốc tại địa phương
  • B. lấy vật nuôi bên ngoài lai tạo với vật nuôi địa phương
  • C. được nhập từ bên ngoài vào rồi nuôi tại địa phương
  • D. là vật nuôi có nguồn gốc tại địa phương, đuộc hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của địa phương

Câu 8 (NB): Trong các con vật sau đây, con vật nào là vật nuôi địa phương

  • A. Gà đông tảo
  • B. Bò BBB
  • C. Lợn Yorkshire
  • D. Gà ISA Brown

Câu 9 (NB): Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là đặc điểm của chăn thả tự do?

  • A. Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp
  • B. Số lượng vật nuôi lớn, vật nuôi được nhốt hoàn toàn trong chuồng trại.
  • C. Mức đầu tư cao
  • D. Vật nuôi được nhốt trong trồng kết hợp sân vườn.

Câu 10 (NB): Hạn chế của chăn thả tự do là gì ?

  • A. mức đầu tư thấp
  • B. tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp
  • C. năng suất thấp, hiệu quả kinh tế thấp
  • D. Ít gây ô nhiễm môi trường

Câu 11 (TH): Chăn thả tự do phù hợp với những giống vật nuôi như thế nào?

  • A. giống vật nuôi nhập từ nước ngoài
  • B. giống bản địa có khả năng chịu kham khổ cao
  • C. giống vật nuôi được lai tạo với giống bản địa
  • D. đáp án khác

Câu 12 (TH): Vì sao phương thức chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn ở nước ta?

  • A. vì ở nông thôn còn nghèo, chưa có điều kiện đầu tư trang thiết bị hiện đại
  • B. vì nhà nước không khuyến khích, không hỗ trợ
  • C. vì không có đầu tư từ nước ngoài.
  • D. Vì nó có nhiều ưu điểm phù hợp với các hộ gia đình ở nông thôn

Câu 13 (NB): Để được công nhận là một giống vật nuôi, phải thỏa mãn bao nhiêu điều  kiện?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 14 (NB): Một trong các điều kiện để một nhóm vật nuôi được công nhận là giống vật nuôi là?

  • A. Các đặc điểm về ngoại hình và năng suất khác nhau
  • B. Có một số lượng cá thể không ổn định
  • C. Có chung nguồn gốc
  • D. Có tính di truyền không ổn định

Câu 15 (NB): Chọn phát biểu đúng về công tác giống vật nuôi.

  • A. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cần làm tốt công tác việc chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất và chất lượng ngày càng tốt hơn.
  • B. Công tác giống vật nuôi trong chăn nuôi là không cần thiết
  • C. Chỉ cần chọn lọc tạo ra một giống vật nuôi tốt nhất
  • D. Giống vật nuôi cho năng suất cao không cần thay thế trong tương lai.

Câu 16 (TH): Cho bảng sau

Giống vật nuôiNăng suất hoặc chất lượng sản phẩm
Gà RiNăng suất trứng đạt 90 - 120 quả/mái/năm
Gà LeghornNăng suất trứng đạt 240 - 260 quả/mái/năm
Gà MíaNăng suất trứng đạt 70 - 100 quả/mái/năm
Gà Ai cậpNăng suất trứng đạt 200 - 220 quả/mái/năm

Nếu nuôi gà để lấy trứng em sẽ chọn  loại gà nào ?

  • A. Gà Ri
  • B. Gà Ai Cập
  • C. Gà Leghorn
  • D. Gà Mía

Câu 17 (TH): Cho bảng sau

Giống vật nuôiNăng suất hoặc chất lượng sản phẩm
bò sữa HFNăng suất sữa từ 5000-8000 kg / chu kỳ
bò sữa Jersey thuần chủngNăng suất sữa từ 4000 kg/ chu kỳ
Bò sữa lai HFNăng suất sữa từ 3500 – 4200 kg/ chu kỳ. 
Bò Brown SwissNăng suất sữa từ 3500 – 4000 kg/ chu kỳ. 

Nếu nuôi bò để lấy sữa , em sẽ chọn giống bò nào

  • A. Brown Swiss
  • B. Bò lai HF
  • C. Jersey
  • D. Bò sữa HF

Câu 18 (NB): Ngoại hình của vật nuôi là gì ?

  • A. là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi
  • B. là đặc điểm bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống
  • C. là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật.
  • D. mức độ sản xuất ra sản phẩm của con vật

Câu 19 (NB): Trong những giải pháp sau, đâu không phải là giải pháp để tăng năng suất cho lợn ở những thế hệ sau?

  • A. Chọn giống lợn có năng suất cao
  • B. Loại bỏ những con lợn có năng suất thấp.
  • C. Áp dụng phương pháp nuôi chuồng trại công nghệ cao
  • D. Chăm sóc, dinh dưỡng và điều trị bệnh tốt

Câu 20 (NB):  Ý nào sau đây không phải tiêu chí chọn giống vật nuôi ?

  • A. Ngoại hình, thể chất
  • B. Khả năng sinh trưởng, phát dục
  • C. Khả năng sinh sản
  • D. Năng suất và chất lượng sản phẩm

Câu 21 (TH): Nhược điểm của chọn lọc bằng bộ gen là gì ?

  • A. dễ dàng chọn được tính trạng mong muốn
  • B. thời gian chọn lọc nhanh chóng
  • C. độ chính xác cao
  • D. chi phí cao

Câu 22 (TH): Trong các loài vật đưới đây, loài nào là vật nuôi ngoại nhập

  • A. Vịt Bầu
  • B. Lợn Ỉ
  • C. bò BBB
  • D. Gà Đông Tảo

Câu 23 (NB): Có mấy phương pháp nhân giống vật nuôi?

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 24 (NB): Lai kinh tế là gì ?

  • A. là lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.
  • B. là phương pháp lai khi mà vật nuôi chỉ có được một số đặc điểm tốt nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tạo để giống vật nuôi trở nên hoàn thiện hơn
  • C. là phương pháp lai khi mà vật nuôi đã đáp ứng đủ nhu cầu nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tiến
  • D. là phương pháp lai giữa các cá thể giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn.

Câu 25 (NB): Trong các ý sau, hãy chỉ ra mục đích của lai giống.

  • A. Tăng số lượng cá thể của giống
  • B. Bảo tồn quỹ gen vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng
  • C. nhận được ưu thế lai làm tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.
  • D. Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống

Câu 26 (TH):Ý nào sau đây không phải mục đích của nhân giống thuần chủng?

  • A. nhận được ưu thế lai làm tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.
  • B. Tăng số lượng cá thể của giống
  • C. Bảo tồn quỹ gen vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng
  • D. Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống

Câu 27 (TH): “Vịt Mulard là con lai được lai giữa ngan nhà và vịt nhà, tuy không có khả năng sinh sản nhưng có ưu thế lai siêu trội so với bố, mẹ như lớn nhanh, thịt thơm ngon hơn thịt vịt, tỉ lệ mỡ thấp” giống vật nuôi được nói trên là kết quả của phương pháp lai nào?

  • A. lai cải tiến
  • B. lai kinh tế
  • C. lai thuần chủng
  • D. Lai xa

Câu 28 (TH): Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của phương pháp lai cải tạo?

  • A. Giống đi cải tiến chỉ được dùng một lần để tạo con lai F1
  • B. Con lai F1 lai trở lại với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần. Trong quá trình này tiến hành đánh giá các đặc điểm đang muốn cải tiến, chọn lọc những cá thể đặt yêu cầu.
  • C. Chỉ dùng những vật nuôi cùng giống để lai tạo.
  • D. Giống cải tiến (con lai) cơ bản giữ được đặc điểm của giống và được bổ sung thêm đặc điểm cần có của giống đi cải tiến.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Nêu phương thức chăn nuôi đang được áp dụng phổ biến ở địa phương em, ưu và nhược điểm của phương thức chăn nuôi đó.

Câu 2: (VDC)

a) So sánh sự khác nhau giữa lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp.

b) So sánh nhân giống thuần chủng và lai giống. Cho ví dụ minh họa.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

 

1. B

 2. B

3. C

4. D

5. C

6. B

7. D

8. A

9. A

10. C

11. B

12. D

13. C

14. C

15. A

16. C

17. D

18. B

19. B

20. C

21. D

22. C

23. D

24. D

25. C

26.A

27. D

28. C

B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

Phương thức chăn nuôi đang được áp dụng ở địa phương em đó là chăn thả tự do.

Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp

Nhược điểm:

 - Năng suất thấp

 - Không đảm bảo an toàn sinh học

 - Thường xảy ra dịch bệnh.

Câu 2:

a) Sự khác nhau giữa lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp là:

 - Lai kinh tế đơn giản có 2 giống tham gia.

 - Lai kinh tế phức tạp có từ 3 giống trở lên tham gia.

b)

 - Nhân giống thuần chủng: là giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống.

Ví dụ: nhân giống giống giữa con đực và con cái Lợn Móng Cái

 - Lai giống: là giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau.

Ví dụ: lai giống giữa lợn Yorkshire và lợn Móng Cái

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều, đề thi giữa kì 1 Công nghệ chăn nuôi 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác