Đề số 4: Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 9 Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong thế kỉ XVI - XVIII
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (6 điểm). Nêu những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
Câu 2 (4 điểm). Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào?
Câu 1:
- Buôn bán mở rộng. Mạng lưới chợ được hình thành ở cả vùng đồng bằng và ven biển. - Ở Đàng Ngoài: nhiều đô thị xuất hiện ở những thời điểm khác nhau và khởi sắc trong các thế kỉ XVII - XVIII. Phố Hiến (Hưng Yên) trở thành một trung tâm buôn bán lớn.
Ở Đàng Trong: hầu hết các trung tâm buôn bán lớn hình thành và phát triển trong các thế kỉ XVII - XVIII như: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),... đều gắn với hoạt động ngoại thương.
- Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương
Câu 2:
- Ý nghĩa tích cực của sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời:
+Nhiều sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao ra đời.
+ Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
+ Góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.
- Liên hệ với ngày nay:
+ Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khiến một số ngành thủ công nghiệp bị lãng quên.
+ Tuy nhiên, nhiều làng nghề hiện nay vẫn còn phát triển, nổi tiếng; các sản phẩm thủ công nghiệp vẫn được người dân trong nước và nước ngoài ưa chuộng như đồ gốm (làng gốm Bát Tràng), hàng tơ lụa (lụa Hà Đông),…
Bình luận