Đề số 1: Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 9 Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong thế kỉ XVI - XVIII

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, sự phát triển của nông nghiệp Đàng Trong dần đưa đến:

  • A. Sự hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
  • B. Sự giàu sang của tầng lớp nông dân
  • C. Sự phát triển của công nghiệp 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu là một làng gốm nổi tiếng trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  • A. Đông Hồ
  • B. Hàng Trống
  • C. Thổ Hà
  • D. Kinh Bắc

Câu 3: Tôn giáo nào được chính quyền phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII để cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại?

  • A. Phật giáo
  • B. Nho giáo
  • C. Đạo giáo
  • D. Ki-tô giáo

Câu 4: Công giáo được truyền bá vào nước ta năm nào?

  • A. 1533
  • B. 1633
  • C. 1733
  • D. 1833

Câu 5: Đâu là nếp sinh hoạt truyền thống mà nhân dân trong các thế kỉ XVI – XVIII vẫn giữ?

  • A. Thờ Thành hoàng
  • B. Thờ cúng tổ tiên
  • C. Tổ chức lễ hội hằng năm
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII, người nông dân mất ruộng đất phải làm gì?

  • A. Lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế cho Nhà nước và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác
  • B. Chuyển qua làm nghề thủ công và trồng cây công nghiệp lâu năm.
  • C. Tự tử vì không còn có thể kiếm miếng ăn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, chính quyền ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn duy trì hoạt động các quan xưởng để:

  • A. Sản xuất vũ khí cho quân đội
  • B. May trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại
  • C. Đúc tiền
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Câu nào không đúng về các làng thủ công nổi tiếng trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  • A. Làng gốm Bát tràng
  • B. Làng dệt La Khê
  • C. Làng rèn sắt ở Đà Nẵng
  • D. Làng làm đường mía ở Quảng Nam

Câu 9: Tại sao đến nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn?

  • A. Do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
  • B. Do chính sách cải cách ruộng đất sai lầm.
  • C. Do các thành thị bị tàn phá bởi chiến tranh và thiên tai.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII, tại sao nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Vì người dân ở đây mua được các loại máy móc, phân đạm hiện đại của người phương Tây.
  • B. Vì chính quyền chúa Nguyễn tổ chức khai hoang và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  • C. Vì người dân ở đây không biết làm gì ngoài làm nông nghiệp.
  • D. Tất cả các đáp án trên.


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

B

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

C

A

B

GIẢI CHI TIẾT

Câu 9: 

Các chúa Trịnh cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10:

Do khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên, sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

+ Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đưa đến sự hình thành tầng lớp địa chủ lớn. 

+ Đất khai hoang vẫn còn nhiều, tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng. 

Đáp án cần chọn là: B


Bình luận

Giải bài tập những môn khác