Đề số 3: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 23 Việt Nam đầu thế kỉ XX
ĐỀ 3
Câu 1 (6 điểm). Phan Bội Châu đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?
Câu 2 (4 điểm). Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 1:
- Năm 1904: Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân với mục đích đấu tranh, lập nên nước Việt Nam độc lập.
- Năm 1905:
+ Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.
+ Hội Duy tân phát động phong trào Đông du, đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật học tập.
- Năm 1909: Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản, phong trào tan rã.
- Năm 1912: Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”.
- Đầu năm 1913:
+ Quang phục hội đã đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai, nhưng thất bại.
+ Phan Bội Châu bị bắt và bị tù ở Quảng Đông. Giai đoạn hoạt động cách mạng sôi nổi nhất của ông chấm dứt.
Câu 2:
- Giống nhau:
+ Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân để tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
+ Đi theo hệ tư tưởng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.
+ Được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.
+ Đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng.
+ Hoạt động ở cả trong và ngoài nước.
- Khác nhau:
+ Phan Bội Châu chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để duy tân, phát triển đất nước.
+ Phan Châu Trinh chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đất nước, cải cách dân chủ. Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc.
Bình luận