Đề số 3: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế
ĐỀ SỐ 3
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc:
- A. Phát triển ngành chăn nuôi thuỷ hải sản
- B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải
- C. Phòng thủ và tấn công khi đối đầu với giặc ngoại xâm
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2. Đai nhiệt đới gió mùa có ở độ cao nào?
- A. Dưới 600 – 700 m
- B. Dưới 900 – 1 000 m
- C. Trên 900 – 1 000 m
- D. Dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1 000 m (miền Nam)
Câu 3. Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho việc:
- A. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và lâm nghiệp.
- B. Hình thành các khu công nghiệp, khu nghiên cứu khoa học.
- C. Hình thành các khu du lịch, khu giải trí.
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4. Khu vực Tây Bắc, sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam; trong khi ở khu vực Đông Bắc, sông chảy theo hướng vòng cung. Qua đó, ta có thể thấy:
- A. Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi
- B. Địa hình đồng bằng quyết định hướng chảy của sông ngòi
- C. Hệ thống sông ngòi ở nước ta rất đặc biệt vì bị khí hậu bị chi phối
- D. Tất cả các đáp án trên.
II. Tự luận
Câu 1 (4 điểm): Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
Câu 2 (2 điểm): Trình bày ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát triển kinh tế
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | D | A | A |
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1:
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:
+ Trong môi trường nóng, ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi, bồi tụ các đồng bằng tạo nên các dạng địa hình hiện đại…
+ Tạo nên các dạng địa hình độc đáo như Cacxtơ nhiệt đới…
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Tác động trực tiếp, thường xuyên tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước…
+ Tác động gián tiếp: chặt phá rừng lấy gỗ, lấy đất làm nương rẫy, xây dựng các công trình…cũng là nguyên nhân làm địa hình biến đổi mạnh mẽ.
Câu 2:
+ Diện tích biển rộng, đường bờ biển dài cùng hệ sinh thái biển và cùng phong phú và đa dạng thuận lợi cho nước ta khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
+ Độ mặn nước biển tương đối cao, thuận lợi cho nghề làm muối biển.
+ Thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ lớn, giúp nước ta khai thác khí tự nhiên và dầu mỏ.
+ Ngoài ra, ven biển còn có một số các loại khoáng sản quý hiếm như Titan, phục vụ cho các ngành công nghiệp luyện kim.
Bình luận