Đề số 3: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 13 Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới.
  • B. Mỗi loài sinh vật ở nước ta có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.
  • C. Sự đa dạng sinh vật nước ta một phần được thể hiện ở sự đa dạng của các hệ sinh thái phân bố rộng khắp trên cả nước.
  • D. Sinh vật ở nước ta hầu hết đều quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.

Câu 2. Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn ở nước ta, hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích. Đâu không phải một hệ sinh thái rừng kiểu này ở nước ta?

  • A. Rừng kín thường xanh
  • B. Rừng lá kim
  • C. Rừng thưa
  • D. Rừng tre nứa

Câu 3. Vì sao sinh vật nước ta phong phú và đa dạng?

  • A. Vì nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
  • B. Vì nước ta được ông trời yêu thương
  • C. Vì sinh vật thích nghi tốt với phong cách sống của người Việt ngay từ xa xưa
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4. Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Việc khai thác các khu rừng tự nhiên đã giúp các loài động vật gia tăng khả năng thích ứng với biển đổi khí hậu và các tác động của con người.
  • B. Một số loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt như các loài gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,..). 
  • C. Nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng như: tê giác, voi, hổ,.... 
  • D. Một số loài chim có nguy cơ tuyệt chủng như: vẹt ngũ sắc, sếu đầu đỏ, gà lam đuôi trắng,..

 

II. Tự luận

Câu 1 (4 điểm): Chứng minh rằng nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái

 

Câu 2 (2 điểm): Ta nói sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường địa lý tự nhiên là tạo sao?


I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

A

A

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:

- Sự đa dạng về hệ sinh thái:

+ Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền.

+ Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

+ Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.

+ Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

 

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 2:

Ta nói sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường địa lý tự nhiên vì:

- Sinh vật ở nơi nào thì chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu, đất trồng nơi ấy.

- Các yếu tố của môi trường đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

 

- Mỗi một loại môi trường khác nhau thì có một hệ sinh vật tương ứng khác nhau.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác