Đề số 3: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 1 Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
ĐỀ SỐ 3
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Câu nào sau đây không đúng?
- A. Việt Nam nằm trên đường di lưu của nhiều luồng sinh vật.
- B. Do nằm cách xa nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.
- C. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Đông – Tây.
- D. Nước ta nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.
Câu 2. Vì sao Việt Nam có tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương?
- A. Vì Việt Nam có những điểm đặc trưng khí hậu xích đạo
- B. Vì Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc
- C. Vì Việt Nam hút hết toàn bộ lượng bức xạ của các nước xung quanh
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3. Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở:
- A. Bắc Mỹ và Bắc Âu
- B. Nam Mỹ và Nam Á
- C. Đông Á và Trung Đông
- D. Tây Á và Bắc Phi
Câu 4. Tỉnh Ninh Bình nằm về phía nào Hà Nội?
- A. Phía bắc
- B. Phía đông
- C. Phía tây
- D. Phía nam
II. Tự luận
Câu 1(4 điểm): Quan sát Atlat trang 4,5 và kể tên các tỉnh của nước ta có biên giới với Campuchia và Lào?
Câu 2(2 điểm): Tính ẩm của nước ta được thể hiện như thế nào?
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | B | D | D |
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1:
- Các tỉnh của nước ta có biên giới với Campuchia là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
- Các tỉnh của nước ta có biên giới với Lào là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum
Câu 2:
Nước ta là một bán đảo, nằm bên bờ biển Đông (thuộc Tây Thái Bình Dương). Nhờ tác động của biển đông, cùng các khối khí xuất phát và vượt qua các vùng biển nóng - ẩm khác nhau, khi đến nước ta lại gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển nên đã tạo ra mưa lớn, lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm/năm. Những nơi có sườn núi đón gió biển hoặc núi cao, lượng mưa tới 3500-4000mm/năm. Độ ẩm không khí tương đối cao trên 80% (trừ một số vùng khuất gió như: Tây Nghệ An, cực Nam Trung Bộ, có độ ẩm kém hớn).
Bình luận