Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử 10 chân trời bài 6 Văn minh Ai Cập cổ đại (đề trắc nghiệm + tự luận)
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Công trình kiến trúc nổi bật nhất của Ai Cập cổ đại là:
- A. kim tự tháp.
- B. chùa hang.
- C. nhà thờ.
- D. cung điện.
Câu 2: Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại là
- A. Các bộ lạc Su-mét.
- B. Các bộ lạc Li-bi.
- C. Các bộ tộc Ha-mít.
- D. Các bộ tộc A-rập.
Câu 3: Vì sao nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời sớm?:
- A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển.
- B. Cư dân sống tập trung trên đồng bằng ven biển.
- C. Cư dân sống phân tán, cần phải liên kết với nhau để sản xuất.
- D. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cần phải liên kết với nhau.
Câu 4: Công trình nào sau đây là thành tựu điêu khắc tiêu biểu của cư dân Ai Cập cổ đại?:
- A. Tượng Phật.
- B. Tượng La Hán.
- C. Tượng Nhân sư.
- D. Tượng Quan Âm.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy nêu cơ sở dân cư trong việc hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Câu 2: Theo em, tại sao người Ai Cập lại rất giỏi về khoa học tự nhiên và kĩ thuật?
I. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | B | A | C |
II. Tự luận:
Câu 1:
* Cơ sở về dân cư
- Dân cư chủ yếu của Ai Cập là các bộ lạc Li-bi.
- Các bộ tộc Ha-mít từ Tây Á tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nin, tạo nên sự hỗn hợp chủng tộc.
Câu 2:
- Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, do đó người Ai Cập rất giỏi về toán học.
- Do hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, thời tiết và mùa vụ nên cư dân Ai Cập cổ đại sớm có những hiểu biết về Thiên văn và lịch pháp học.
- Cũng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất, người Ai Cập cổ đại đã sớm chế tạo ra: con lăn, cần trục, máy bơm nước, đóng thuyền lớn để đi biển…
Bình luận