Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử 10 chân trời bài 5 Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại (đề trắc nghiệm + tự luận)
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN- năm 1857 tồn tại nền văn minh nào?
- A. Ai Cập cổ đại.
- B. Ấn Độ thời cổ-trung đại.
- C. Trung Hóa thời cổ-trung đại.
- D. Văn minh Tây Âu thời kì Phục Hưng.
Câu 2: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở đâu?
- A. Trung Quốc.
- B. Ấn Độ.
- C. Tây Á, Đông Bắc châu Phi.
- D. Hy Lạp, La Mã.
Câu 3: Điểm giống nhau của 2 trung tâm văn minh lớn Hy lạp và La MÃ là gì?
- A. Đều được hình thành trên lực vực của các con sông lớn.
- B. Đều được hình thành ở ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp.
- C. Đều được hình thành ở các cao nguyên.
- D. Đều có các dãy núi cao.
Câu 4: Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa là tộc người nào?
- A. Người Hoa Hạ.
- B. Người Choang.
- C. Người Mãn.
- D. Người Mông Cổ.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Vì sao nói các nền văn minh lại hình thành gần các con sông?
Câu 2: Nền văn minh Hy Lạp và La Mã kế thừa nền văn minh phương Đông cổ đại như thế nào?
I. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | C | B | A |
II. Tự luận:
Câu 1:
Vì ở đó tiện lợi của việc sử dụng nguồn nước từ sông để cung cấp nước cho nông nghiệp, lấp đầy hồ chứa, và sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, sông cũng cung cấp giao thông thuận lợi, giúp vận chuyển hàng hóa và kết nối các khu vực khác nhau. Các con sông còn cung cấp nguồn lợi tức là cá và thực phẩm từ nguồn nước, giúp nâng cao sự sống còn và phát triển kinh tế xã hội của các nền văn minh.
Câu 2:
Văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời sau nên có điều kiện tiếp thu, kế thừa những thành tựu của văn minh phương Đông.
- Cư dân Hy Lạp và La Mã đã tiếp thu Lịch pháp, Toán học, Thiên văn học, ... của cư dân phương Đông.
- Cuộc viễn chính vẻ phía đông của A-lếch-xang-đờ-rốt Đại đế (334 TCN) đã thúc đẩy mạnh mẽ một sự giao lưu văn hoá giữa Hy Lạp và phương Đông.
Bình luận