Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận công dân 8 Chân trời bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình (đề trắc nghiệm + tự luận)

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.) 

Câu 1: Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?

  • A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương 
  • B. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình 
  • C. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế 
  • D. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ

Câu 2: Đâu là hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất hiện nay?

  • A. Bạo lực giữa bố mẹ và con cái 
  • B. Bạo lực giữa anh chị em trong gia đình 
  • C. Bạo lực giữa vợ và chồng 
  • D. Bạo lực giữa các ông bà và các cháu 

Câu 3: Theo em, gốc rễ của vấn đề bạo lực học đường là do đâu?

  • A. Do vấn đề kinh tế
  • B. Do các định kiến xã hội 
  • C. Do nhận thức về bình đẳng giới còn hạn chế, cách ứng xử khi có các vấn đề trong gia đình nảy sinh
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Chồng bà A rất nóng tính, mỗi khi trong gia đình xảy ra chuyện thì ông lại thường mắng chửi mọi người trong gia đình. Trong tình huống này, mọi người trong gia đình bà A nên làm gì để tránh xảy ra các hình thức về bạo lực gia đình?

  • A. Cố tìm ra lí lẽ để cãi thắng trong mọi tình huống 
  • B. Nếu do ông chồng bà A sai thì mọi người trong gia đình cần phải lên tiếng để công lí không bị vùi lấp 
  • C. Cần phải bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, bàn bạc lại mọi chuyện vào lúc mọi thành viên đều bình tĩnh 
  • D. Dùng mọi lí lẽ để khuất phục

II. Phần tự luận (6 điểm) 

Câu 1: (3 điểm) Em hãy nêu các cách để phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 2: (3 điểm) Theo em, nền tảng gia đình như thế nào có là mầm mống xảy ra bạo lực gia đình?


I. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm) 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3 

Câu 4

Đáp án

A

C

C

C

II. Tự luận

Câu 1:

- Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình.

- Kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

- Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp. Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.

Câu 2:

- Người trong gia đình có nhận thức kém, không đủ tinh tế xử lí các tình huống trong gia đình dẫn đến xảy ra xung đột. 

- Gia đình có kinh tế eo hẹp, áp lực về kinh tế có thể làm cho các thành viên trong gia đình trở nên nóng nảy, không giữ được bình tĩnh và gây ra các hành động bạo lực.

- Do tệ nạn xã hội, người bố hoặc người mẹ trong gia đình nghiện ngập, cờ bạc.

- Do trình độ dân trí thấp và công tác tuyên truyền phổ biến luật chưa được hiệu quả.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác