Đề số 2: Đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 28 Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Sử dụng kiến thức và hiểu biết để điền câu trả lời chính xác từ câu 1 đến câu 7 vào đoạn nội dung sau:

Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các (1) … trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn (2) …. Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ (3) …), thở nhanh và sâu (hệ (4) …), mồ hôi tiết nhiều (hệ (5) …),... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự (6) …. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của (7) … (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hormone do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ chế thể dịch).

Câu 1: Chỗ chấm số (1) là?

  • A. Mô
  • B. Cơ quan
  • C. Thụ cảm
  • D. Cảm giác

Câu 2: Chỗ chấm số (2) là?

  • A. Không có sự thống nhất
  • B. Liên tiếp nhau
  • C. Thống nhất với nhau
  • D. Tách biệt nhau

Câu 3: Chỗ chấm số (3) là?

  • A. Tuần hoàn
  • B. Nội tiết
  • C. Sinh sản
  • D. Cơ

Câu 4: Chỗ chấm số (4) là?

  • A. Cơ 
  • B. Hô hấp
  • C. Tuần hoàn 
  • D. Thần kinh

Câu 5: Chỗ chấm số (5) là?

  • A. Tuần hoàn
  • B. Thần kinh
  • C. Bài tiết
  • D. Hô hấp

Câu 6: Chỗ chấm số (6) là?

  • A. Phối hợp hoạt động
  • B. Phân biệt hoạt động 
  • C. Hoạt động tách rời 
  • D. Hoạt động liền nhau

Câu 7: Chỗ chấm số (7) là? 

  • A. Hệ bài tiết
  • B. Hệ nội tiết
  • C. Hệ thần kinh
  • D. Hệ tuần hoàn

Câu 8: Nếu hệ thần kinh trung ương bị tê liệt hoặc rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Thì điều nào sau đây đúng? 

  • A. Hoạt động của hệ vận động diễn ra bình thường 
  • B. Xúc giác bị tê liệt, hệ vận động tạm dừng hoạt động 
  • C. 5 giác quan đều hoạt động bình thường 
  • D. Ý thức, hệ thần kinh hoạt động bình thường

Câu 9: Khi hệ hô hấp ngừng hoạt động, thì điều gì xảy ra?

  • A. Các hệ khác hoạt động bình thường
  • B. Tất cả các hệ dừng hoạt động
  • C. Trừ hệ bài tiết, các hệ khác hoạt động bình thường 
  • D. Trừ hệ sinh dục, các hệ khác đều dừng hoạt động

Câu 10: Trong hoạt động lao động, các cơ quan cần được tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng và 02. Hệ thần kinh điều khiển tim tăng cường nhịp đập, các mạch máu ở các cơ bắp dãn ra để dòng máu đưa glucôzơ và 02 đến cung cấp kịp thời cho nhu cầu của các cơ đó, đồng thời đưa C02 và các sản phẩm của quá trình chuyển hoá trong các cơ quan đến các cơ quan bài tiết hoặc các tế bào của cơ thể như gan, phổi, thận. Trong khi đó, các tế bào alpha của đảo tuỵ thuộc tuyến tụy tiết ra glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen dự trữ trong các tế bào gan và cơ thành glucôzơ đưa vào máu để cung cấp cho các cơ quan đang hoạt động.

Đây là ví dụ về điều gì?

  • A. Sự hoạt động của cơ thể 
  • B. Sự phối hợp giữa hệ thần kinh và hệ nội tiết
  • C. Chức năng của hệ thần kinh
  • D. Chức năng của hệ nội tiết


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

A

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

B

B

B


Bình luận

Giải bài tập những môn khác