Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 11 Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Lượng mưa tập trung theo mùa rửa trôi các chất dễ tan ở lớp thổ nhưỡng (từ quá trình phong hoá) đồng thời tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo nên:
- A. Đất phù sa chứa oxit
- B. Đất feralit có màu chủ đạo là đen nâu
- C. Đất feralit có màu chủ đạo là đỏ vàng
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Nhóm đất phù sa chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của nước ta?
- A. 12%
- B. 24%
- C. 48%
- D. 96%
Câu 3: Phần đất màu xanh lục là loại đất gì?
- A. Đất phù sa sông
- B. Đất phèn
- C. Đất mặn
- D. Đất cát ven biển
Câu 4: Đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng nước ta là:
- A. Tính chất nhiệt đới gió mùa
- B. Tính chất tơi xốp
- C. Tính chất giàu dưỡng chất
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Quá trình feralit là:
- A. Quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta
- B. Quá trình biến đổi đất phù sa thành đất feralit
- C. Quá trình biến đổi đất feralit thành đất phù sa
- D. Quá trình cải tiến đất feralit
Câu 6: Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở:
- A. Các đồng bằng
- B. Các khu vực đồi núi
- C. Các hải đảo
- D. Các cao nguyên
Câu 7: Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hoá diễn ra:
- A. Với cường độ yếu tạo nên lớp thổ nhưỡng mỏng
- B. Với cường độ mạnh tạo nên lớp thổ nhưỡng dày
- C. Nhanh chóng, đạt đến cực điểm vào mùa đông
- D. Chậm rãi, suy yếu vào mùa hè
Câu 8: Phần đất màu nâu đậm là loại đất gì?
- A. Đất feralit trên đá badan
- B. Đất feralit trên đá vôi
- C. Đất feralit trên các loại đá khác
- D. Các loại đất mùn núi cao
Câu 9: Các vật liệu bị rửa trôi của đất feralit theo dòng nước được:
- A. Đưa ra biển, tạo nên các rặng san hô
- B. Bồi tụ ở các đồng bằng hạ lưu sông
- C. Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng cho đồng cỏ ở cao nguyên
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Nhóm đất mùn núi cao phân bố rải rác ở:
- A. Các khu vực núi có độ cao trên 3 000 m dưới thảm thực vật nhiệt đới
- B. Các khu vực núi có độ cao từ 2000 – 3000 m dưới thảm thực vật ôn đới núi cao
- C. Các khu vực núi có độ cao từ 1 600 – 1 700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi
- D. Tất cả các đáp án trên.
II. Tự luận
Câu 1 (6 điểm). Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần làm gì để bảo vệ và phát huy hiệu quả tài nguyên đất ở nước ta?
Câu 2 (4 điểm). Trình bày vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | B | A | A | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | B | D | B | C |
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1:
- Một số hành động mà em có thể làm được để góp phần bảo vệ tài nguyên đất:
+ Dọn dẹp, vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở.
+ Vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng rác thải nhựa.
+ Trồng cây xanh.
+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Vận động người thân và mọi người xung quanh thực hiện nghiêm Luật đất đai do nhà nước ban hành.
+ Vận động người thân và mọi người xung quanh tăng cường sử dụng các sản phẩm phân bón sinh học; hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Phê phán các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất (ví dụ: sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, chặt phá rừng,…).
Câu 2:
- Đất đai là tài nguyên quý giá. Ngày nay, nhiều vùng đất nông nghiệp đã được cải tạo và sử dụng có hiệu quả.
- Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở nước ta vẫn còn nhiều điều chưa hợp lí. Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới trên 10 triệu hecta.
Bình luận