Đề số 2: Đề kiểm tra Công nghệ 8 Chân trời bài 5 Gia công cơ khí

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Độ dài của thước lá là

  • A. 150 – 1000 mm
  • B. 300 – 2000 mm
  • C. 50 – 1000 mm
  • D. 500 – 5000 mm

Câu 2: Cấu tạo của cưa tay gồm mấy bộ phận?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 3: Có mấy yêu cầu về an toàn khi dũa

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 4: Nối các bước thực hiện của vạch dấu trên mặt phẳng với yêu cầu kĩ thuật tương ứng

1. Bôi vôi hoặc phấn màu lên bề mặt phôi.

a – Đảm bảo tương quan hình học giữa các đường đã dựng hình

2. Kết hợp các dụng cụ đo thích hợp để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi.

b – Các đường gạch, đường kẻ hiển thị rõ trên bề mặt phôi

3. Vạch các đường bao của chi tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao

c – Vôi hoặc phấn được bôi đủ và đúng vị trí cần vạch dấu

  • A. 1 – a, 2 – b, 3 – c
  • B. 1 – b; 2 – c; 3 – a
  • C. 1 – c; 2 – a; 3 – b
  • D. 1 – b; 2 – a; 3 - c 

Câu 5: Đâu không phải dụng cụ đo góc?

  • A. Ê ke vuông
  • B. Ê ke góc
  • C. Com-pa
  • D. Thước đo góc vạn năng

Câu 6: Đâu là đáp án đúng về vị trí ứng với thước cắp?

Trả lời: Học sinh tham khảo

  • A. (1) - Thang đo chính
  • B. (2) - Du xích
  • C. (3) - Thước đo chiều sâu
  • D. (4) – Khung động

Câu 7: Đâu không phải yêu cầu về an toàn khi dũa?

  • A. Bàn nguội chắc chắn, vật dũa kẹp chặt
  • B. Dũa không cần cán
  • C. Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt
  • D. Đáp án khác

Câu 8: Thứ tự vạch dấu là?

  • A. Vạch các đường dấu thẳng đứng, sau đó vạch các đường dấu nằm ngang và đường dấu nằm nghiêng, cuối cùng vạch các cung tròn, đường tròn.
  • B. Vạch các đường dấu nằm ngang, sau đó vạch các đường dấu thẳng đứng và đường dấu nằm nghiêng, cuối cùng vạch các cung tròn, đường tròn.
  • C. Vạch các cung tròn, đường tròn, sau đó vạch các đường dấu nằm ngang và đường dấu nằm nghiêng, cuối cùng vạch các đường dấu thẳng đứng.
  • D. Vạch các đường dấu nằm ngang, sau đó vạch các cung tròn, đường tròn và đường dấu nằm nghiêng, cuối cùng vạch đường dấu thẳng đứng.

Câu 9: Khi cầm đục cần để đầu đục cách ngón tay trỏ một khoảng bao nhiêu?

  • A. 20 - 30cm
  • B. 20 - 30mm
  • C. 10 - 20mm
  • D. Bất kì vị trí nào

Câu 10: Dụng cụ kẹp dùng để giữ chặt chi tiết, giúp việc gia công, sửa chữa, lắp ráp các chi tiết cơ khí được thực hiện một cách dễ dàng là

  • A. Cưa
  • B. Dũa
  • C. Ê tô
  • D. Đáp án khác


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

B

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

B

B

C


Bình luận

Giải bài tập những môn khác