Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 CTST: Đề tham khảo số 3
Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Hành động nào sau đây có thể dẫn đến tai nạn điện?
- A. Thả diều tại nơi rộng rãi, khô ráo và nhiều gió.
- B. Treo biển thông báo trước khi lắp đặt và sửa chữa điện.
- C. Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp.
- D. Sử dụng dây điện có vỏ cách điện.
Câu 2. Hãy cho biết tên của dụng cụ bảo vệ an toàn điện trong hình
- A. Giày cách điện.
- B. Ủng cách điện.
- C. Ủng lội nước.
- D. Ủng bảo hộ lao động.
Câu 3. Trong phương pháp hô hấp nhân tạo, mục đích của việc nâng cằm, đẩy đầu nạn nhân về phía sau là gì?
- A. Đảm bảo đường hô hấp thông thoáng.
- B. Đảm bảo an toàn cho nạn nhân.
- C. Đảm bảo nạn nhân không bị gãy xương cổ.
- D. Giúp lưu thông máu cho nạn nhân.
Câu 4. Trong phương pháp ép tim ngoài lồng ngực, cần lặp lại quy trình ấn mạnh tay xuống ngực nạn nhân với nhịp độ bao nhiêu?
- A. 60 lần/phút.
- B. 80 lần/phút.
- C. 100 lần/phút.
- D. 120 lần/phút.
Câu 5. Hành vi nào vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến thế?
- A. Xây dựng công trình vi phạm hành lang an toàn lưới điện.
- B. Thả diều, điều khiển các vật thể bay gần đường dây hạ áp.
- C. Trèo lên cột điện, vào trạm biến áp khi có nhiệm vụ.
- D. Ngắt điện khi sửa các đồ vật.
Câu 6. Quan sát hình ảnh và cho biết đây là nguyên nhân gây tai nạn điện nào?
- A. Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện
- B. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện.
- C. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- D. Do thiết bị dùng quá tải và cháy nổ.
Câu 7. Nguồn điện một chiều khi hoạt động có đặc điểm gì?
- A. Tạo ra dòng điện một chiều và có giá trị thay đổi, chiều không đổi theo thời gian.
- B. Tạo ra dòng điện một chiều và có giá trị và chiều thay đổi theo thời gian.
- C. Tạo ra dòng điện một chiều và có giá trị không đổi, chiều thay đổi theo thời gian.
- D. Tạo ra dòng điện một chiều và có giá trị và chiều không đổi theo thời gian.
Câu 8. Cho biết tên gọi của kí hiệu sau đây:
- A. Mạch điện ba pha.
- B. Chấn lưu.
- C. Cầu dao ba cực.
- D. Cầu chì.
Câu 9. Vai trò của dây dẫn là gì?
- A. Kết nối các bộ phận của mạch điện.
- B. Truyền dẫn dòng điện.
- C. Truyền dẫn năng lượng điện từ nguồn điện.
- D. Cung cấp và truyền dẫn dòng điện.
Câu 10. Thiết bị nào sau đây không có chức năng đóng, cắt và bảo vệ mạch điện?
- A. Cầu dao.
- B. Cầu chì.
- C. Aptomat.
- D. Công tắc âm tường.
Câu 11. Điện áp trong pin, ắc quy là
- A. điện áp hai chiều.
- B. điện áp ba chiều.
- C. điện áp một chiều.
- D. điện áp xoay chiều.
Câu 12. Vai trò của mô đun cảm biến nhiệt độ là gì?
- A. Phát hiện và phản hồi giá trị về nhiệt độ cho mạch điện điều khiển.
- B. Phát hiện giá trị về nhiệt độ cho mạch điện điều khiển.
- C. Phát hiện, phản hồi và xử lí giá trị về nhiệt độ cho mạch điện điều khiển.
- D. Phát hiện và xử lí giá trị về nhiệt độ cho mạch điện điều khiển.
Câu 13. Sơ đồ khối mạch điện điều khiển không có bộ phận nào sau đây?
- A. Nguồn điện.
- B. Tải tiêu thụ điện.
- C. Bộ phận đóng cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện.
- D. Điều khiển.
Câu 14. Tên của mô đun cảm biến trong hình vẽ sau là gì?
- A. Cảm biến độ ẩm.
- B. Cảm biến nhiệt độ.
- C. Cảm biến hồng ngoại.
- D. Cảm biến ánh sáng.
Câu 15. Đèn hành lang tự động bật khi có người đi lại sử dụng mô đun cảm biến nào?
- A. Mô đun cảm biến ánh sáng.
- B. Mô đun cảm biến độ ẩm.
- C. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
- D. Mô đun cảm biến hồng ngoại.
Câu 16. Thiết bị nào dưới đây không dùng cảm biến?
- A. Đèn điện.
- B. Bình đun nước siêu tốc.
- C. Bình nóng lạnh.
- D. Cửa tự động đóng mở khi có người ra vào.
Câu 17. Cho biết vai trò của mô đun cảm biến có trong hình sau?
- A. Phát hiện rò rỉ khí gas.
- B. Phát hiện tiếng động.
- C. Phát hiện có người, con vật.
- D. Phát hiện có vật cản.
Câu 18. Trong thí nghiệm lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng, thiết bị trong hình ảnh dưới đây có tên là gì?
- A. Đèn sợi đốt.
- B. Nguồn điện.
- C. Mô đun cảm biến ánh sáng.
- D. Adapter.
Câu 19. Trong thí nghiệm lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ không cần sử dụng thiết bị nào dưới đây?
- A. Quạt điện.
- B. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
- C. Adapter.
- D. Đèn sợi đốt.
Câu 20. Dưới đây là quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến độ ẩm
(1) Kết nối Adapter vào cực nguồn mô đun cảm biến.
(2) Kết nối động cơ máy bơm vào mô đun cảm biến.
(3) Cài đặt mức ngưỡng tác động của mô đun cảm biến.
(4) Kiểm tra và vận hành.
(5) Kết nối cảm biến ánh sáng vào mô đun cảm biến.
Thứ tự đúng quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến độ ẩm
- A. (2) – (1) – (3) – (5) – (4).
- B. (4) – (1) – (2) – (5) – (3).
- C. (1) – (2) – (4) – (3) – (5).
- D. (5) – (2) – (1) – (3) – (4).
B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
a) Em hãy nêu các bước cần làm khi có người bị tai nạn điện giật.
b) Vì sao không nên đến gần lưới điện cao áp và trạm biến áp? Nêu ví dụ về hành vi vi phạm an toàn lưới điện.
Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy vẽ sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản? Để kiểm soát lượng nước trong đất ở các chậu cây, ta có thể dùng loại mô đun nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Sử dụng các thiết bị điện đã học để vẽ sơ đồ mạch điện dùng một công tắc đơn để bật, tắt một bóng đèn mắc nối tiếp sử dụng nguồn điện xoay chiều 220 V – 50 Hz
Hướng dẫn trả lời:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
C | B | A | C | A |
Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
A | D | B | A | D |
Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 |
C | A | C | B | D |
Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 |
A | B | C | D | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1:
a) Các bước cần làm khi có người bị tai nạn điện giật:
Bước 1: Ngắt ngay nguồn điện ở nơi gần nhất bằng cách ngắt cầu dao hoặc rút phích cắm điện.
Bước 2: Dùng vật cách điện tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện hoặc nguồn gây ra tai nạn điện.
Bước 3: Đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí, rộng rãi, thuận tiện để kiểm tra hô hấp và thực hiện sơ cứu.
Bước 4: Đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất hoặc gọi điện cho nhân viên y tế.
b) - Người đến gần đường dây điện cao áp hoặc trạm biến áp, tuy chưa chạm trực tiếp vào phần có điện nhưng có thể bị điện áp cao phóng điện qua không khí gây điện giật.
- Ví dụ:
+ Xây dựng các công trình vi phạm hành lang an toàn lưới điện.
+ Thả diều, điều khiển các vật thể bay gần đường dây điện cao áp.
+ Trèo lên cột điện, vào trạm biến áp hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ…
Câu 2:
- Sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản
Kiểm soát lượng nước trong đất ở các chậu cây tức là kiểm tra xem đất có đủ độ ẩm không. Trong trường hợp này, ta có thể dùng mô đun cảm biến độ ẩm.
Câu 3:
- Sơ đồ mạch điện
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Công nghệ 8 chân trời, đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 CTST: Đề
Bình luận