Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 CTST: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 CTST: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Mô đun cảm biến bao gồm

  • A. mạch điện tử và cảm biến.
  • B. mạch điện tử và cảm biến hồng ngoại.
  • C. cảm biến độ ẩm và cảm biến nhiệt độ.
  • D. bảng điện tử và cảm biến ánh sáng.

Câu 2. Vai trò của mô đun cảm biến độ ẩm là

  • A. phát hiện và phản hồi về giá trị hồng ngoại cho mạch điện điều khiển.
  • B. phát hiện và phản hồi về giá trị ánh sáng cho mạch điện điều khiển.
  • C. phát hiện và phản hồi về giá trị nhiệt độ cho mạch điện điều khiển.
  • D. phát hiện và phản hồi về giá trị độ ẩm hoặc mức nước cho mạch điện điều khiển.

Câu 3. Mô đun nào sau đây được phân loại theo tên gọi và vai trò của cảm biến?

  • A. Mô đun cảm biến tín hiệu tương tự.
  • B. Mô đun cảm biến dạng bật, tắt.
  • C. Mô đun cảm biến tín hiệu số.
  • D. Mô đun cảm biến độ ẩm.

Câu 4. Mô đun cảm biến nhiệt độ được ứng dụng vào đời sống trong trường hợp nào?

  • A. Bật, tắt đèn tự động khi có người đi lại.
  • B. Đóng mở tự động rèm cửa.
  • C. Sử dụng trong máy tạo ẩm.
  • D. Sử dụng trong máy điều hòa không khí.

Câu 5. Đâu là nghề cụ thể của kĩ sư điện?

  • A. Kĩ sư cơ khí. 
  • B. Kĩ sư kết cấu.
  • C. Kĩ sư cơ điện. 
  • D. Kĩ sư luyện kim.

Câu 6. Đâu là công việc cụ thể của kĩ sư điện?

  • A. Tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống điện.
  • B. Thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế, lắp ráp, ... thiết bị điện.
  • C. Lắp đặt, bảo trì hệ thống dây điện, máy móc điện, các thiết bị điện, đường dây và dây cáp điện.
  • D. Lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng động cơ xe cơ giới.

Câu 7. Năng lực "Tư duy sáng tạo trong tư vấn, thiết kế" là năng lực cụ thể của ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện?

  • A. Kĩ sư điện.
  • B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
  • C. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện.
  • D. Thợ kim hoàn.

Câu 8. Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào không liên quan đến thiết kế kĩ thuật?

  • A. Nhà thiết kế và trang trí nội thất. 
  • B. Kĩ sư cơ khí.
  • C. Kiến trúc sư xây dựng. 
  • D. Người vẽ bản đồ.

Câu 9. Các ngành nghề liên quan tới thiết kế đòi hỏi hiểu biết về mấy lĩnh vực chính?

  • A. 4. 
  • B. 3. 
  • C. 2. 
  • D. 1.

Câu 10. Thiết kế kĩ thuật có vai trò quan trọng trong phát triển sản phẩm vì

  • A. Quá trình thiết kế giúp nâng cao tay nghề người lao động, sản phẩm tạo ra có tính thẩm mĩ cao hơn.
  • B. Quá trình thiết kế kĩ thuật cải tiến những sản phẩm đã có, giúp sản phẩm trở nên thuận tiện hơn cho người sử dụng.
  • C. Trong quá trình thiết kế kĩ thuật, nhà thiết kế sử dụng những giải pháp công nghệ mới nhất để gia tăng chất lượng và năng suất của sản phẩm, qua đó giúp công nghệ ngày càng phát triển.
  • D. Quá trình thiết kế giúp kích thích sự sáng tạo, làm sản phẩm trở nên độc đáo hơn.

Câu 11. Bạn B là người thiết kế nội dung các trò chơi máy tính, phim ảnh, video âm nhạc, phương tiện in ấn và quảng cáo. Như vậy, ngành nghề của B là

  • A. kĩ sư công nghiệp chế tạo.
  • B. kĩ sư xây dựng.
  • C. nhà thiết kế sản phẩm và may mặc.
  • D. nhà thiết kế đồ họa và truyền thông đa phương tiện.

Câu 12. Hoạt động thiết kế kĩ thuật không bao gồm

  • A. hình thành ý tưởng thiết kế. 
  • B. tìm kiếm nguồn tài trợ.
  • C. đánh giá phương án thiết kế. 
  • D. lập hồ sơ kĩ thuật.

Câu 13. Khi thực hiện tiến trình thiết kế kĩ thuật bước thứ ba cần

  • A. hình thành ý tưởng thiết kế. 
  • B. chuẩn bị dụng cụ.
  • C. đánh giá phương án thiết kế. 
  • D. lập hồ sơ khách hàng.

Câu 14. Nếu kiểm chứng giải pháp không đạt thì cần phải

  • A. thử nghiệm, đánh giá. 
  • B. hoàn thiện sản phẩm.
  • C. điều chỉnh thiết kế. 
  • D. lập hồ sơ kĩ thuật.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Bạn A định thiết kế kệ đựng đồ dùng học tập. Hãy cho biết các yêu cầu cần có trong bước thứ ba của quy trình thiết kế.

Câu 2. (1,0 điểm) Hãy cho biết vai trò của mô đun cảm biến độ ẩm và mô đun cảm biến nhiệt độ.

Hướng dẫn trả lời:

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

1 - A2 - D3 - D4 - D5 - C6 - A7 - A
8 - D9 - A10 - B11 - D12 - B13 - C14 - C

 

 B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

Các yêu cầu của bước 3: Đánh giá phương án thiết kế:

- Thực hiện được mô hình kệ đựng đồ dùng học tập bằng bìa cứng. 

- Xác định được sự phù hợp của kệ với các yêu cầu đã đặt ra. 

- Xác định được những chi tiết cần sửa chữa.

- Phương án thiết kế đáp ứng được các yêu cầu đã đặt ra. 

Câu 2:

- Mô đun cảm biến độ ẩm có vai trò phát hiện và phản hồi về giá trị độ ẩm hoặc mức nước cho mạch điện điều khiển. 

- Mô đun cảm biến nhiệt độ có vai trò phát hiện và phản hồi giá trị về nhiệt độ cho mạch điện điều khiển.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Công nghệ 8 chân trời, đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác