Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8 CTST: Đề tham khảo số 4

Đề tham khảo số 4 cuối kì 1 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ 8

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hình nào có tất cả các hình chiếu vuông góc đều là hình tròn?

  • A. Hình nón.              B. Hình cầu.           C. Hình trụ             B. Hình chóp đều.

Câu 2. Tỉ lệ nào dưới đây là tỉ lệ nguyên hình?

  • A. 1:10                       B. 1:200                 C. 50:1                   D. 1:1

Câu 3. Để biểu diễn đường kích thước, đường gióng, em sử dụng nét vẽ nào?

  • A. Nét liền đậm.                                       B. Nét đứt mảnh.   
  • C. Nét liền mảnh.                                     D. Nét gạch dài - chấm - mảnh.

Câu 4. Hình chiếu vuông góc của vật thể theo hướng chiếu từ trái lên mặt phẳng hình chiếu bằng được gọi là

  • A. Hình chiếu bằng.                                  B. Hình chiếu đứng.      
  • C. Hình chiếu cạnh.                                  D. Hình chiếu vuông góc.

Câu 5. Hình nào không phải là khối tròn xoay?

  • A. Hình chóp đều.      B. Hình nón.          C. Hình trụ.            D. Hình cầu.

Câu 6. Cho vật thể sau đây, hãy xác định hình chiếu cạnh?

Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8 CTST: Đề tham khảo số 4

Câu 7. Tại sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật?

  • A. Dựa vào bản vẽ kĩ thuật, người công nhân trao đổi thông tin với nhau.
  • B. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm.
  • C. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để lắp ráp sản phẩm.
  • D. Dựa vào bản vẽ kĩ thuật, người thợ trao đổi thông tin với nhau, chế tạo và lắp ráp sản phẩm.         

Câu 8. Hình chiếu của các khối tròn xoay có đặc điểm gì giống nhau?

  • A. Hình chiếu theo các hướng chiếu của khối tròn xoay đều là các hình tròn giống nhau.
  • B. Hình chiếu mặt đáy của các khối tròn xoay là hình tròn.
  • C. Hình chiếu đứng của các khối tròn xoay là hình chữ nhật.
  • D. Hình chiếu cạnh của các khối tròn xoay là hình tam giác cân.

Câu 9. Cho biết tên gọi sản phẩm của bản vẽ lắp dưới đây là gì?

Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8 CTST: Đề tham khảo số 4

  • A. Minh Châu.           B. Tỉ lệ 1:1.            C. Giá treo.            D. Bộ bánh xe.

Câu 10. Em sẽ đọc bản vẽ lắp ở câu 9 theo trình tự nào?

  • A. Khung tên → Bảng kê → Hình biểu diễn → Kích thước → Phân tích các chi tiết → Tổng hợp.
  • B. Khung tên → Hình biểu diễn → Bảng kê → Kích thước → Phân tích các chi tiết → Tổng hợp.
  • C. Hình biểu diễn → Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Phân tích các chi tiết → Tổng hợp.
  • D. Khung tên → Hình biểu diễn → Kích thước → Bảng kê → Phân tích các chi tiết → Tổng hợp.

Câu 11. Theo em, khi thiết kế ngôi nhà, người ta thường quan tâm hàng đầu tới bản vẽ nào của ngôi nhà?

  • A. Bản vẽ mặt cắt.                                    B. Bản vẽ mặt đứng.     
  • C. Bản vẽ mặt bằng.                                 D. Bản vẽ phối cảnh.

Câu 12. Để hình dung được hình dạng, kết cấu của chi tiết cũng như các yêu cầu kĩ thuật phục vụ cho việc chế tạo, kiểm tra chi tiết, em sử dụng bản vẽ nào dưới đây?

  • A. Bản vẽ chi tiết.       B. Bản vẽ lắp.        C. Bản vẽ nhà.        D. Bản vẽ kĩ thuật.

Câu 13. Bản vẽ lắp cho ta biết thông tin gì?

  • A. Hình dạng, kích thước và vật liệu của một chi tiết máy.
  • B. Hình dạng và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy.
  • C. Hình dạng, kích thước, vật liệu và các yêu cầu kĩ thuật cho việc chế tạo và kiểm tra một chi tiết máy.
  • D. Hình dạng, công dụng và kích thước của một chi tiết máy.

Câu 14. Bản vẽ mặt đứng trong bản vẽ nhà có vai trò như thế nào?

  • A. Biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà.
  • B. Thể hiện các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
  • C. Thể hiện cách bố trí và diện tích các phòng.
  • D. Thể hiện vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc...

Câu 15. Đặc điểm của thép là:

  • A. Không thể dát mỏng.                            B. Dễ gia công, dễ bị oxi hóa.
  • C. Ít bị oxi hóa trong môi trường.              D. Có tỉ lệ carbon >2,14%.

Câu 16. Vật liệu nào sau đây được gọi là thép không gỉ?

  • A. Sắt                        B. Nhôm                C. Inox                   D. Cao su

Câu 17. Ổ cắm điện thường được làm từ vật liệu nào?

  • A. Nhôm.                   B. Đồng.                C. Sắt.                    D. Chất dẻo.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng về cơ cấu truyền chuyển động?

  • A. Khi máy móc hoạt động, nguồn chuyển động từ vật dẫn thường được truyền tới các bộ phận khác để thực hiện chức năng của máy.
  • B. Trong các bộ truyền động ma sát, phổ biến nhất là truyền động đai.
  • C. Truyền động bánh răng, truyền động xích là hai cơ cấu truyền chuyển đông ăn khớp phổ biến.
  • D. Bánh răng nào có số răng ít hơn thì sẽ quay chậm hơn.

Câu 19. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại là nội dung của cơ cấu biến đổi chuyển động nào?

  • A. Cơ cấu tay quay con trượt.                   B. Cơ cấu tay quay thanh lắc.
  • C. Cơ cấu bằng răng - thanh trượt.             D. Cơ cấu bánh răng - con lắc.

Câu 20. Một bộ truyền động đai có tốc độ quay của bánh dẫn là 60 vòng/phút, tốc độ quay của bánh bị dẫn là 40 vòng/phút. Tính tỉ số truyền i.

  • A. 2                            B. 0,4                     C. 1,5                     D. 2,5

Câu 21. Cơ cấu tay quay con trượt thường được ứng dụng trong

  • A. Xe đạp.                                                B. Máy vi tính.
  • C. Máy lọc nước.                                      D. Máy khâu đạp chân.

Câu 22. Để đo kích thước các đường kính trong, đường kính ngoài, chiều sâu lỗ, em sẽ dùng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Thước lá                B. Thước cặp          C. Thước cuộn        D. Ê ke

Câu 23. "Là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5 mm" là khái niệm của kĩ thuật nào?

  • A. Đục                       B. Dũa                   C. Cưa                    D. Vạch dấu

Câu 24. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi cưa?

  • A. Kẹp vật cưa đủ chặt.
  • B. Sử dụng cưa đảm bảo an toàn kĩ thuật.
  • C. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn.
  • D. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.

Câu 25. Khi bánh dẫn 1 (có số răng Z1) quay với tốc độ n1(vòng/phút), nhờ ăn khớp giữa hai bánh răng, bánh bị dẫn 2 (có số răng Z2) sẽ quay với tốc độ n2 (vòng/ phút), tỉ số truyền động i được tính theo công thức:

  • A. i = $\frac{n_{1}}{n_{2}}$ =$\frac{Z_{1}}{Z_{2}}$           
  • B. i = $\frac{n_{1}}{n_{2}}$ = $\frac{Z_{2}}{Z_{1}}$           
  • C. i = $\frac{n_{2}}{n_{1}}$ = $\frac{Z_{1}}{Z_{2}}$           
  • D. i = $\frac{n_{2}}{n_{1}}$ =$\frac{Z_{2}}{Z_{1}}$  

Câu 26. Người làm việc trong lĩnh vực cơ khí không có hoạt động nào sau đây?

  • A. Lập bản vẽ chi tiết máy.                      
  • B. Điều khiển máy CNC.
  • C. Sử dụng phần mềm máy tính chuyên dụng.
  • D. Khảo sát địa hình, địa chất, lập kế hoạch và đánh giá tính khả thi của dự án.            

Câu 27. Để trở thành một kĩ thuật viên máy của tàu thủy, em có thể theo học tại đơn vị đào tạo nào dưới đây?

  • A. Học viện Ngoại giao.                            B. Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
  • C. Đại học Sư phạm.                                 D. Đại học Công nghiệp.

Câu 28. Yêu cầu riêng về năng lực đối với kĩ sư cơ khí là

  • A. Có tư duy sáng tạo để thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị cơ khí.
  • B. Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì,… máy móc và thiết bị cơ khí.
  • C. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy công cụ gia công cơ khí để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao.
  • D. Có kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, thích nghi tốt với môi trường và điều kiện làm việc.

PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

  • a. Cần thực hiện như thế nào để tránh gặp tai nạn trong quá trình dũa?
  • b. Bản thân em có những phẩm chất và năng khiếu nào phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí?

Câu 2 (1,0 điểm) Một đĩa xích có 48 răng, tỉ số truyền i = .

  • a. Tính số răng của đĩa líp.
  • b. Khi đĩa xích quay 5 vòng thì đĩa líp quay mấy vòng? Vì sao?

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

a. Cần thực hiện:

- Mặc trang phục bảo hộ lao động.
- Bàn ê tô phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt.
- Không được dùng dũa nứt cán hoặc không có cán.
- Không thổi phoi để tránh phoi bắn vào mắt.

b. HS tự liên hệ với bản thân.

Ví dụ: Một số phẩm chất và năng lực của em phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí là:

  • - Có tính kiên trì, cẩn thận, óc quan sát tốt.
  • - Yêu thích máy móc, thiết bị cơ khí.
  • - Có khả năng thích nghi tốt với môi trường làm việc.
  • - Không bị dị ứng với dầu mỡ bôi trơn động cơ

Câu 2:

a. Áp dụng công thức tính tỉ số truyền động: i=$\frac{n_{1}}{n_{2}}$=$\frac{Z_{2}}{Z_{1}}$
=> Z2=i.Z1=$\frac{1}{3}$.48=16(bánh răng)

  • Vậy đĩa líp có 16 bánh răng.

b. Áp dụng công thức: i =$\frac{n_{1}}{n_{2}}$

=>n2=$\frac{n_{1}}{i}$=5:$\frac{1}{3}$=15(vòng)

  • Vậy khi đĩa xích quay 5 vòng thì đĩa líp quay được 15 vòng.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8 chân trời Đề tham khảo số 4, Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8 CTST, đề thi Công nghệ 8 cuối kì 1 chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 4

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác