Đề số 1: Đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử 10 chân trời bài 8 Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại (đề trắc nghiệm + tự luận)

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh đạt dưới thời vương triều nào?

  • A. Vương triều A-ri-a.
  • B. Vương triều Ha-ráp-pa.
  • C. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
  • D. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn.

Câu 2: Nền văn minh Ấn Độ cổ đại khởi nguồn trên lưu vực: 

  • A. Sông Ấn.
  • B. Sông Hằng.
  • C. Sông Ma-hi (Mahi).
  • D. Sông Gom-ty (Gomti).

Câu 3: Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Ấn Độ cổ đại là

  • A. sử thi Đăm-săn.
  • B. sử thi Ra-ma-ya-na
  • C. sử thi I-li-át.
  • D. sử thi Ô-đi-xê.

Câu 4: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là

  • A. Bà La Môn giáo.
  • B. Hin-đu giáo.
  • C. Phật giáo.
  • D. Hồi giáo.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy trình bày các thành tựu về chữ viết của văn minh Ấn Độ cổ trung đại.

Câu 2: Những thành tựu của văn minh Ấn Độ cổ trung đại có ý nghĩa như thế nào?


I. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

B

A

II. Tự luận:

Câu 1:

- Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ là loại kí tự cổ, khắc trên hơn 3.000 con dấu được tìm thấy ở di chỉ văn minh sông Ấn.

- Tiếp theo là chữ cổ Brami, cơ sở để xây dựng chữ Phạn, còn gọi là chữ Xan-xcrit, chữ viết chính thức của Ấn Độ từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ X.

- Về sau, chữ Hin-đi được sáng tạo và trở thành chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ.

Câu 2:

- Những di sản vật thể và phi vật thể của nền văn minh này đã minh chứng cho sức sáng tạo phi thường, biểu đạt tâm hồn và trí tuệ phong phú của cư dân trong quá khứ, tạo nên bản sắc và niềm tự hào của dân tộc Ấn.

- Các thành tố văn minh Ấn Độ lan tỏa trong khu vực bằng “con đường hoà bình”, ảnh hưởng sâu rộng trên cơ tầng văn hoá bản địa bằng chính những giá trị ưu việt và nhân văn của nó.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác