Đề số 2: Đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 8 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Một số bệnh về đường tiêu hóa?

  • A. Viêm loét dạ dày, ung thư đại tràng,…
  • B. Viêm thấp khớp, viên não,…
  • C. Lupus ban đỏ, teo cơ gen-ta,…
  • D. Đao, gút,…

Câu 2. Các chất dinh dưỡng được hệ tuần hoàn đưa đến các tế bào của cơ thể để làm gì?

  • A. Để tránh sự đầy ứ thức ăn và dự trữ cho cơ thể khi đói
  • B. Để phục vụ cho việc lấy thức ăn tiếp theo
  • C. Đồng hóa thành chất sống của cơ thể và dự trữ năng lượng cho tế bào
  • D. Để thực hiện quá trình biến đổi nội bào một lần nữa

Câu 3. Các chất được hấp thụ ở ruột non là?

  • A. Amino acid
  • B. Đường đơn, acid béo, glycerol
  • C. Khoáng chất, monoglyceride, cholesterol, vitamin
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4. Vì sao nói ″lôi thôi như cá trôi lòi ruột″?

  • A. Cả B và C đúng
  • B. Vì cá trôi chỉ có khoang bụng và tiêu hóa nội bào, các tua bụng nhìn như các phần ruột
  • C. Vì ruột của cá trôi nằm phía bên ngoài cơ thể 
  • D. Cá trôi là loài cá ăn thực vật nên ruột dài thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn là thực vật → khi mổ ruột như một mớ ″lôi thôi″

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày quá trình tiêu hóa ở ruột non? 

Câu 2: Vì sao càng nhai cơm lâu thì càng cảm thấy có vị ngọt trong miệng?


GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

D

D

Tự luận:

Câu 1:

- Tiêu hóa cơ học: Các nhu động của ruột non (co thắt từng đoạn, dao động kiểu con lắc và nhu động kiểu làn sóng) có tác dụng nhào trộn thức ăn với dịch tụy, dịch mật, dịch ruột, đồng thời đẩy thức ăn từ ruột non về phía ruột già.

- Tiêu hóa hóa học: Các enzyme trong dịch ruột và dịch tụy thủy phân các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hấp thụ được.

Câu 2:

Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzyme amilase trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantose, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác