Đề số 1: Đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 14 Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cảm ứng là gì?

  • A. Là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật với những thay đổi bên trong của sinh vật đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống
  • B. Là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật với những thay đổi của môi trường (trong và ngoài), đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống
  • C. Là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật với những thay đổi bên ngoài của sinh vật đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống
  • D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 2: Cảm ứng ở thực vật….?

  • A. Diễn ra nhanh, khó nhận ra
  • B. Diễn ra lâu, dễ nhận ra
  • C. Diễn ra nhanh, dễ nhận ra
  • D. Diễn ra lâu, khó nhận ra

Câu 3: Cảm ứng ở động vật...?

  • A. Diễn ra nhanh, dễ nhận ra
  • B. Diễn ra nhanh, khó nhận ra
  • C. Diễn ra chậm, khó nhận ra
  • D. Diễn ra chậm, dễ nhận ra

Câu 4: “Cảm ứng là đặc điểm thích nghi với những thay đổi môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển”. Điều này đúng hay sai?

  • A. Không thể kết luận vì chưa đủ dữ kiện
  • B. Sai, vì cảm ứng mang tính cá nhân của sinh vật, nên chúng chỉ thích nghi với thay đổi của bản thân chúng
  • C. Sai, vì môi trường thay đổi là sinh vật sẽ chết, nên không có chuyện thích nghi được
  • D. Đúng

Câu 5: Đâu là một ví dụ về cảm ứng ở thực vật?

  • A. Cây xương rồng biến lá thành gai để giảm thoát hơi nước
  • B. Chạm tay vào cây trinh nữ (cây xấu hổ), lá sẽ cụp xuống
  • C. Cây hoa mộc bị gió thổi bay hoa
  • D. Cây phong lan có thể sống trên thân cây cau

Câu 6: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây trầu không bám vào thân cây cau” thuộc loại kích thích nào? 

  • A. Trụ bám
  • B. Ánh sáng 
  • C. Nước
  • D. Đất

Câu 7: Hiện tượng cảm ứng “Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi” thuộc loại kích thích nào? 

  • A. Ánh sáng
  • B. Con người
  • C. Âm thanh
  • D. Giá đỡ

Câu 8: “Chuột nhìn thấy mèo thì bỏ chạy” ở đây kích thích chính là gì? 

  • A. Mèo
  • B. Sợ hãi
  • C. Âm thanh 
  • D. Mùi cơ thể

Câu 9: Biết rằng, hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Ý kiến thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, ý kiến thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây có bản chất khác nhau. Hãy giải thích về tác nhân kích thích của hiện tượng này? 

  • A. Ở cây xấu hổ: Tiếp xúc cơ học; Ở cây me: Độ ẩm 
  • B. Ở cây xấu hổ: Tiếp xúc cơ học; Ở cây me: Nhiệt độ, ánh sáng
  • C. Ở cây xấu hổ: Nhiệt độ, ánh sáng; Ở cây me: Tiếp xúc cơ học
  • D. Ở cây xấu hổ: Độ ẩm; Ở cây me: Tiếp xúc cơ học

Câu 10: Sử dụng các từ gợi ý: phản ứng, bên trong, cơ thể để hoàn thành đoạn thông tin về cảm ứng: Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và ...(1)... lại các kích thích từ môi trường ...(2)... và môi trường bên ngoài của ...(3)... sinh vật.

  • A. (1) cảm ứng; (2) bên trong; (3) cơ thể 
  • B. (1) phản ứng; (2) nội bào; (3) cơ thể 
  • C. (1) phản xạ có điều kiện; (2) bên trong; (3) cơ thể 
  • D. (1) phản ứng; (2) bên trong; (3) cơ thể

 


GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

A

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

A

B

D

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác