Đề số 1: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 15 Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải một yếu tố tự nhiên của môi trường biển?

  • A. Bờ biển
  • B. Đáy biển 
  • C. Rác biển 
  • D. Đa dạng sinh học biển

Câu 2: Tài nguyên du lịch biển của nước ta không được thể hiện qua ý nào sau đây?

  • A. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát
  • B. Vịnh, hang động đẹp
  • C. Doanh thu từ du lịch biển đứng đầu trên thế giới
  • D. Nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú

Câu 3: Đâu là một yếu tố nhân tạo của môi trường biển?

  • A. Công trình xây dựng ven biển
  • B. Nước biển
  • C. Khoáng sản biển
  • D. Chính sách biển đảo

Câu 4: Nhiệt độ không khí trung bình năm của vùng biển nước ta dao động từ:

  • A. 15 – 30°C
  • B. 23 – 28°C
  • C. 30 – 40°C
  • D. -2 – 22°C

Câu 5: Môi trường bờ biển, bãi biển ở nước ta được thể hiện:

  • A. Các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú, nhất là rừng ngập mặn và hệ sinh thái vùng triều có tính đa dạng sinh học cao
  • B. Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép
  • C. Môi trường trên các đảo chưa bị tác động mạnh, nhiều đảo còn bảo tồn những khu rừng nguyên sinh
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên:

  • A. Rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền
  • B. Khi chịu tác động của ô nhiễm môi trường, nó có thể tự làm sạch.
  • C. Dễ bị nước biển đánh chìm nếu có sóng thần.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Vùng biển nước ta có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao: tôm, mực, hải sâm,...
  • B. Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu
  • C. Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 30,87 triệu tấn
  • D. Năm 2019, vùng biển nước ta có khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn

Câu 8: Nêu ý nghĩa của hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trưng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội:

  • A. Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền
  • B. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (cá, nước mắm,...) và giao thông vận tải biển
  • C. Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Vùng ven biển và hải đảo của nước ta là nơi:

  • A. Tập trận quân sự ở mức độ lớn
  • B. Thử nghiệm bom nguyên tử và hình thành các đặc khu kinh tế cho nước ngoài đầu tư
  • C. Cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Vì sao khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh?

  • A. Vì nước biển không quen với các kích thích ô nhiễm môi trường.
  • B. Vì môi trường biển không chia cắt được
  • C. Vì cấu trúc phân tầng vùng biển theo Luật biển quốc tế
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm chính của hải văn vùng biển Việt Nam

Câu 2 (4 điểm). Trình bày đặc điểm tài nguyên năng lượng gió và năng lượng thủy triều của nước ta.


I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

B

C

B

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:

- Dòng biển: Hoạt động của gió mùa đã hình thành các dòng biển bao gồm dòng biển lạnh theo gió mùa đông và dòng biển nóng theo gió mùa hạ.

- Hướng chảy và cường độ của dòng biển ven bờ: thay đổi theo mùa: 

+ Về hướng chảy: vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam, còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại là tây nam đông bắc. 

+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hè. 

- Sóng biển: gió mùa cũng là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng trên Biển Đông, trong đó sóng vào mùa đông thường mạnh hơn mùa hạ. 

- Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23oC, có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và từ ven bờ ra ngoài khơi. 

- Độ muối bình quân của Biển Đông là 30 - 33%; thay đổi theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu. 

- Chế độ thủy triều: Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau: 

+ Ở khu vực phía bắc, chế độ nhật triều được coi là điển hình nhất.

+ Ở khu vực phía nam, chế độ bán nhật triều xen kẽ với chế độ nhật triều

Câu 2:

- Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, gió thổi thường xuyên với tốc độ trung bình. Chính vì vậy, tiềm năng triển vọng năng lượng điện gió của nước ta là rất lớn. 

- Bên cạnh nguồn năng lượng, gió nước ta còn có nguồn năng lượng thủy triều ổn định. Hai khu vực có tiềm năng năng lượng thủy triều có thể xây dựng được các nhà máy điện để phục vụ cho hoạt động sản xuất là: 

+ Khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) đến Thanh Hóa. 

+ Khu vực từ Mũi Ba Kiệm (Bình Thuận) đến Cà Mau.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác