Chia sẻ hiểu biết của em về cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
Câu 2. Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
THÔNG TIN 1.
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Thành phần của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bao gồm:
+ Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
+ Các Phó Chủ tịch Quốc hội đồng thời là các Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
+ Các Uỷ viên Thường vụ Quốc hội.
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội: là các cơ quan của Quốc hội, được thành lập ra để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể.
+ Hội đồng Dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên.
+ Các Uỷ ban của Quốc hội gồm 2 loại:
- Uỷ ban lâm thời: là những uỷ ban được lập ra khi xét thấy cần thiết để thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, uỷ ban này sẽ chấm dứt hoạt động.
- Uỷ ban thường trực: là những uỷ ban được Quốc hội thành lập theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, là bộ phận cấu thành của cơ cấu tổ chức của Quốc hội trong suốt nhiệm kì.
Thành phần của mỗi uỷ ban gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên.
- Chia sẻ hiểu biết của em về cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
- Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
THÔNG TIN 2.
Hoạt động của Quốc hội căn cứ theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020. Nhiệm kì của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm (khoản 1 Điều 2). Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Kì họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể họp kín. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm 2 kì. Trường hợp Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Tại kì họp, Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình (Điều 90). Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng biểu quyết. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Quốc hội áp dụng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín (Điều 96).
- Hãy cho biết Quốc hội hoạt động như thế nào.
- Nêu cách hiểu của em về chế độ làm việc theo hội nghị và quyết định theo đa số của Quốc hội.
Thông tin 1:
- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội: cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, gồm có: Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (chủ tịch Quốc hội); Các Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Các ủy viên Thường vụ quốc hội.
- Hội đồng Dân tộc và Các ủy ban của Quốc Hội: được thành lập để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể.
- Ủy ban của Quốc hội gồm Ủy ban lâm thời và Ủy ban thường trực. Mỗi ủy bam gồm: Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên.
- Sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Quốc hội:
Thông tin 2:
- Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
- Chế độ làm việc theo hội nghị và quyết định theo đa số của Quốc hội: Kì họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc hội họp công khai (trong trường hợp cần thiết có thể họp kín), mỗi năm 2 kì. Tại kì họp, Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc chức năng của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
Bình luận