Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 cánh diều bài 7: Mời trầu

3. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm. Nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ bằng một đoạn văn ( Khoảng 6-8 dòng).

Câu 2: Qua bài thơ Mời trầu em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Câu 3: Nêu suy nghĩ của anh/chị về khát vọng của người phụ nữ được thể hiện trong bài thơ?

Câu 4:  Anh chị hiểu thế nào về nội dung hai câu thơ:

“Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.”


Câu 1: 

Qua bài Mời trầu Hồ Xuân Hương mới đầu thoạt nghe nhan đề gợi cho ta liên tưởng đến phong tục truyền thống xưa kia têm trầu, tục cưới xin nhưng bài thơ trên thể hiện khát khao tình yêu thực sự, khát khao hạnh phúc. Tiếng nói người phụ nữ, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh – ý thức về cá nhân và ý thức về giới. Lời mời trầu của Hồ Xuân Hương vừa tự nhiên vừa khiêm nhường vừa thể hiện sự ý thức về bản thân. Như trong một số bài ca dao khác bà có nhắc nhiều đến duyên phận của người phụ nữ “Thân em vừa trắng lại vừa tròn – Bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước). Qua đó gợi thương cảm tới những con người có niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, một tình yêu son sắc thủy chung.

Câu 2:

Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ. Có ba tiếng nói người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương: tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh. Từ đó cho thấy thân phận nhỏ bé của người phụ nữ trước thực tại xã hội phong kiến. Tiếng nói cảm thương của thơ Hồ Xuân Hương hướng về những đau khổ riêng của người phụ nữ, những đau khổ về giới mình. Người phụ nữ trong xã hội xưa là những người luôn chịu thiệt thòi, bất hạnh, lỡ làng về duyên phận, người phụ nữ lấy chồng chung, người đàn bà chồng chết…Người phụ nữ phải chịu những nỗi khổ về vật chất và cả tinh thần nhưng sâu sắc hơn vẫn là những đau khổ về tinh thần. Những người phụ nữ khát khao xóa đi những hủ tục lạc hậu “trọng nam khinh nữ” khát khao bình đẳng, thoát khỏi bi kịch thân phận.

Câu 3: 

Dưới sự hà khắc của chế độ xã hội phong kiến, người phụ nữ bị kìm kẹp, hạn chế về mọi mặt, họ phải chịu đủ mọi sự bất công, oan trái và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới. Và Hồ Xuân Hương chính là một trong số ít những người phụ nữ giám đứng lên để bày tỏ tiếng lòng của mình, để đòi lại sự tự do đẳng quyền cho phụ nữ. Khát khao đó của bà là nỗi khác khao mãnh liệt về tình yêu, về sự sắt son chung thủy và hạnh phúc. Nhưng chính xã hội phong kiến với những luật lệ hà khắc khiến cho những ước mơ hạnh phúc tưởng chừng như có thể kia lại trở nên xa vời với người phụ nữ, họ mong muốn được sống bên người mình yêu, ước mong có được một tình yêu trọn vẹn, thủy chung…nhưng tất cả đều chỉ là vô vọng.

Câu 4: 

“Có duyên nhau thì thắm lại”: Nỗi lòng khát khao yêu thương, mong muốn có người bạn tình “phải duyên”, như miếng trầu kia có người ăn mà “thắm lại”. Đây rõ ràng là tâm sự của một cô gái vừa đến tuổi yêu, một cô gái thanh tân tươi tốt có trái tim nóng bỏng yêu thương và đang khao khát được đáp lại.

“Đừng như xanh lá, bạc như vôi” : Từ đó nàng bộc lộ mong ước tình duyên sẽ trọn vẹn, nàng sẽ gặp được người tâm đầu ý hợp, để nàng không phải lẽ loi, đơn côi, như miếng trầu không có người ăn mà: “xanh như lá, bạc như vôi”.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác