Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 cánh diều bài 7: Mời trầu
2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:
- a) Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
- b) Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương. Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả.
Câu 2: Chỉ ra 1 từ láy, 1 từ ghép trong bài thơ trên?
Câu 3: Hình ảnh “quả cau và miếng trầu” trong câu thơ thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 4: Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cảm xúc. Theo em, đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó.
Câu 1:
- a) “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” nói về quan hệ ứng xử có chức năng thể hiện duyên phận của người phụ nữ, ngoài ra việc sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian không chỉ góp phần biểu đạt tư duy trí tuệ Việt Nam mà còn góp phần biểu đạt tình cảm tâm hồn dân tộc.
- b) “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” đại từ chỉ thị mang tính xác định “này” nói rõ miếng trầu là của Xuân Hương. Trước Hồ Xuân Hương dường như chưa ai tự xưng tên mình như Xuân Hương. Xem trong văn học thế kỉ XV, một người rất ý thức về vai trò cá nhân mình đối với vương triều phong kiến như Lê Thánh Tông cũng đã xuất hiện với tên riêng nhưng không phải tên riêng cá nhân mà là tên riêng triều đại:
Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi tự
Bát bách Cơ Chu lạc trị bình
(Cháu nay Hồng Đức gìn ngôi báu
Vận thịnh Cơ Chu nối nghiệp dày)
(Vua sáng tôi hiền)
Câu 2:
- Từ láy: nho nhỏ
- Từ ghép: Quả cau
Câu 3:
Hình ảnh: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi” là hình ảnh ẩn dụ chỉ ra thân phận nhỏ bé, số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Câu 4:
Qua hình ảnh miếng trầu, Xuân Hương đã thể hiện nỗi lòng khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm. Hình ảnh những miếng trầu nó không chỉ đẹp mắt, đẹp tâm tình mà còn đẹp cả tấm lòng người trao đi nữa. Miếng trầu của Xuân Hương hình thức không khác gì những miếng trầu bình thường nhưng về ý nghĩa thì lại chất chứa biết bao nhiêu là tâm sự, là nỗi lòng của người con gái. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ.
Xem toàn bộ: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 7: Mời trầu
Bình luận