Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Kết nối bài 12: Nước biển và đại dương
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Nhiệt độ nước biển theo độ sâu, theo mùa, theo vĩ độ, theo khu vực có dòng biển nóng hoặc lạnh thay đổi như thế nào?
Câu 2: Tại sao lại có các dòng biển trong đại dương?
Câu 3: Phân tích hoạt động của các dòng biển trong đại dương?
Câu 4: Phân tích sự khác nhau giữa sóng biển, thủy triều, dòng biển trong các biển và đại dương?
Câu 5: Quan sát hình dưới đây và mô tả dao động của thủy triều?
Câu 1:
- Theo độ sâu: Lớp nước trên mặt biển nhận được lượng nhiệt mặt trời nhiều nhất, càng xuống sâu, lượng nhiệt hấp thụ được càng giảm, nên từ 0 m đến 100 m, nhiệt độ giảm chậm; từ 100 m đến 300 m, nhiệt độ giảm ở mức trung bình; từ 300 m đến 1000 m, nhiệt độ giảm rất nhanh. Từ độ sâu hơn 3000 m (ở bất kì vĩ độ nào), nhiệt độ nước biển cũng gần như không thay đổi (từ 0° đến +4°C), vì ở độ sâu này, nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực, nhất là từ Nam Cực, lắng xuống và trôi đến.
- Theo mùa trong năm: Mùa hạ, nhiệt độ nước biển cao hơn mùa đông, do ảnh hưởng của nhiệt độ không khí).
- Theo vĩ độ: Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ không khí giảm do góc nhập xạ càng nhỏ, nên nước biển cũng giảm nhiệt độ theo quy luật chung đó.
- Theo khu vực có dòng biên nóng hoặc lạnh: Ở khu vực có dòng biên nóng, nhiệt độ nước biển cao hơn) ở khu vực có dòng biển lạnh.
Câu 2:
Dòng biển trong các đại dương được sinh ra do các nguyên nhân khác nhau.
- Do gió: Sức gió tạo ra một xung lực cơ học trên mặt làm phát sinh dòng biển. Dòng biển được sinh ra theo cách như vậy thường được gọi là dòng biên xung lực.
+ Khi một dòng biển xung lực phát sinh thì một khối nước lớn bị chuyến đi, mặt nước nơi cuối giả thấp hẳn xuống, trái lại nơi đầu gió lại dâng cao lên. Trong các đại dương đáy nông, mặt nước lại càng lên cao. Để bù vào những chỗ mặt nước đại dương xuống thấp, nước nơi khác phải chuyển đến ba thành dong bo sung; nước chuyển đến bổ sung có thể băng hai cách bằng những dòng biển chạy trên mặt đại dương hay bằng những dòng thẳng đứng từ đáy đại dương dồn lên mặt.
+ Những dòng từ đáy đại dương lên thưởng là nước lạnh. Vì vậy, ở ven bờ biển có gió to thổi từ bờ ra, vì ven bờ nhiệt độ của nước xuống thấp, đó là hiện tượng nước dẫn từ đáy lên.
- Các nhân tố khác: Sự chênh lệch mực nước, nhiệt độ, độ mặn, tỉ trọng giữa các khối nước. Ví dụ, nước nơi mặn chảy đến nơi nhạt, nơi nóng chảy đến nơi lạnh.
- ( vĩ độ thấp và trung bình, gió là nguyên nhân chính sinh ra dòng biển; ở vĩ độ cao, chủ yếu là do sự chênh lệch nhiệt độ, độ mặn giữa các khối nước.
Câu 3:
- Các dòng biển nóng thưởng phát sinh ở hai bên đường Xích đạo, chảy về hướng tây khi gặp hơ lục địa thì chuyển hướng chảy về phía cực
- Các dòng biển lạnh xuất phát khoảng vĩ tuyến 30 - 40 thuộc khu vực gần bờ phía đông của các đại dương rồi chảy về phía Xích đạo cùng với dòng biển nóng tạo thành những hệ thống hoàn lưu trên các đại dương ở từng bán cầu.
- Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở Bắc bán cầu theo chiều kim đồng hồ, ở Nam bán cầu theo chiều ngược kim đồng hồ.
- Nhìn chung, những dòng biến chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao là những dòng biển nóng, còn những dòng biên chảy từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp là những dòng biển lạnh.
Câu 4:
- Thủy triều, sóng và dòng biển có các nguyên nhân hình thành khác nhau.
+ Thủy triều: Nguyên nhân hình thành thủy triều là do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất.
+ Sóng: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là do gió; gió càng mạnh thì sóng càng to. Riêng sóng thần có nguyên nhân hình thành là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.
+ Dòng biển: Nguyên nhân hình thành dòng biển chủ yếu là do gió. Ngoài ra, còn do sự khác nhau về áp suất, tỉ trọng nước ở các nơi khác nhau trong đại dương.
- Trong các biển và đại dương và vào các thời gian khác nhau, tác động của các nhân tố hình thành nên thủy triều, sóng và dòng biển không giống nhau nên chế độ thủy triều, sóng và dòng biển không giống nhau.
Câu 5:
Dao động của thủy triều:
+ Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn.
+ Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc, dao động thuỷ triều nhỏ nhất.
Bình luận