Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 Kết nối bài 12: Nước biển và đại dương
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Trong tháng, vào ngày không trăng và trăng tròn thì thủy triều lớn nhất; vào ngày trăng thượng huyền và hạ huyền thì thủy triều nhỏ nhất; trong năm sẽ có hai lần thủy triều lớn vào Xuân phân và Thu phân. Giải thích tại sao?
Câu 2: Trong chế độ nhật triều, thủy triều ngày hôm sau muộn hơn hôm trước khoảng 52 phút tại địa điểm đó. Giải thích tại sao?
Câu 1:
- Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương, do ảnh hưởng sức hút của mặt Trăng và Mặt Trời.
- Trong tháng, thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng và trăng tròn, nhỏ nhất vào ngày trăng thượng huyền và hạ huyền vì:
+ Trong tháng, ngày không trăng và trăng tròn là lúc Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng, sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất.
+ Ngày trăng thượng huyền và hạ huyền là lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm vuông góc với nhau, sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất nhỏ nhất.
- Trong một năm, thuỷ triều có hai lần lớn là vào các ngày Xuân phân và Thu phân: Do những ngày này Mặt Trời chiếu thẳng góc ở Xích đạo, sức hút của Mặt Trời đối với Trái Đất lúc đó là lớn nhất.
Câu 2:
- Nhật triều là một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống (với chu kỳ là 24h52), ví dụ ngày 01/01/2022 tại địa điểm A thuỷ triều lên lúc 5h chiều thì ngày 02/01/2022 tại địa điểm A thuỷ triều sẽ lên lúc 5h52.
+ Trái Đất quay quanh trục và Mặt Trăng lại quay quanh Trái Đất với thời gian khác nhau. Bình quân một giờ Trái Đất tự quay được một góc 15° (360 /24 giờ). Mặt Trăng quay quanh Trái Đất mất 27,32 ngày trên quỹ đạo 360°, một ngày Mặt Trăng di chuyển được 13,18 (360 27,32).
+ Khi Trái Đất quay được một vòng quanh trục, thì địa điểm có thủy triều lần sau không trùng lại địa điểm lần đầu, vì lúc đó Mặt Trăng không còn ở vị trí cũ, mà đã di chuyển được 13,18 (36027,32).
+ Để đạt được vị trí thủy triều ban đầu trên Trái Đất, phải cần thêm một khoảng thời gian 52 phút (60° 15° x 13,18). Do vậy, thời gian chênh lệch của thuỷ triều của ngày hôm trước và ngày hôm sau là 52 phút.
Bình luận