Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 cánh diều bài 6: Lão Hạc

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Hoàn cảnh của lão Hạc trong truyện có gì đặc biệt?

Câu 2: Phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó vàng. Theo em, nguyên nhân nào khiến lão Hạc có hành động và tâm trạng như vậy?

Câu 3: Trước khi chết, lão Hạc đã chuẩn bị những gì? Tìm các chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc. Từ các chi tiết đó em có suy nghĩ gì về nhân vật này?

Câu 4: Em có nhận xét gì về nhân vật ông giáo (hoàn cảnh, suy nghĩ, thái độ, tình cảm dành cho lão Hạc,…)? Chỉ ra vai trò của nhân vật này trong văn bản.

Câu 5: Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc. Trong đó em ấn tượng với yếu tố nào nhất? Vì sao?


Câu 1: 

- Hoàn cảnh của lão Hạc cũng giống như biết bao người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám với cuộc sống đói nghèo, cực khổ. Những lão Hạc cũng có hoàn cảnh riêng của mình. Vợ mất sớm, con trai vì không đủ tiền lấy vợ mà quẫn trí đi đồn điền cao su. Lão sống đơn độc cùng với con chó vàng.

Câu 2:

- Sau khi bán chó:

+ “Cố tỏ ra vui vẻ”, “cười như mếu”, “đôi mắt ầng ậng nước”, “mặt lão đột nhiên co rúm lại”, “vết nhăn xô lại với nhau”, “ép cho nước mắt chảy ra”, “cái đầu ngoẹo”, “thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”….

+ Hàng loạt những chi tiết thể hiện hành động và tâm trạng dằn vặt đau đớn đến tận cùng của lão Hạc khi bán đi kỉ vật vật cuối cùng người con trai lão để lại, người bạn trung thành trong cuộc sống của ông.

- Nguyên nhân lão Hạc có hành động và tâm trạng như vật bởi ông là người sống hiền lành và tình nghĩa nên cảm thấy đau xót, day dứt lương tâm khi bán cậu vàng.

Câu 3: 

- Trước khi chết lão Hạc đã bán con vàng đi, sau đó nhờ ông giáo hai việc đó là nhượng lại đất cho ông giáo giữ hộ cho con trai lão và lo liệu ma chay cho mình. Cuối cùng sang nhà Binh Tư xin ít bả chó.

- Những chi tiết miêu tả cái chết của lão: “vật vã”, “đầu tóc rũ rượi”, “quần áo xộc xệch”, “hai mắt long sòng sọc”, “lão tru tréo, bọt mép sùi ra”, “khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên”, “đau đớn và bất thình lình”,…

- Từ những chi tiết đó cho thấy lão là người có hoàn cảnh đáng thương nhưng lão không muốn phiền lụy tới mọi người xung quanh. Qua đó thể hiện lão là người giàu lòng tự trọng, hiền hậu, cách cư xử tinh tế, hiểu người, hiểu đời nhưng bất lực trước hiện thực. Là một người cha yêu thương con vô bờ, giàu tình cảm và lương thiện.

Câu 4: 

- Ông giáo là một tri thức nghèo, ông còn yêu quý mấy quyển sách hơn là những ngón tay của mình. Sau khi lão Hạc bán chó ông vô cùng thấu hiểu và đồng cảm với lão. Có lúc ông giáo đã hiểu nhầm lão Hạc nhưng khi chứng kiến cái chết của lão, ông giáo đã rất thương cảm và kính trọng nhân cách, tấm lòng nhân hậu của lão. Ông giáo là một người giàu lòng trắc ẩn, luôn thấu hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh của những người nghèo khó

- Ông giáo là người kể chuyện, vừa trực tiếp chứng kiến hoàn cảnh của lão Hạc vừa tham gia vào câu chuyện của lão. Ông giáo đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, tâm trạng của bản thân.

Câu 5:

- Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc:

+ Xây dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng làm sáng tỏ nhân cách của lão Hạc và những nhân vật khác trong truyện.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sâu sắc.

+ Cách xây dựng nhân vật rất chân thực và sinh động từ ngoại hình cho đến nội tâm nhân vật.

+ Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất có tác dụng tạo sự gần gũi, thân thuộc.

- Em ấn tượng với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động và sâu lắng tác giả đã giúp người đọc hình dung toàn diện về cả bề ngoài lẫn bên trong từ đó hiểu hơn về hoàn cảnh khốn khổ của những người nông dân trước cách mạng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác